Thẩm quyền giải quyết tranh chấp cổ đông như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Dân sự 2015
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015
Tranh chấp giữa các cổ đông là gì?
Tranh chấp cổ đông là những bất đồng, mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra trong quan hệ doanh nghiệp, quản lý và điều hành doanh nghiệp giữa các cổ đông, nhóm cổ đông. Nếu tranh chấp giữa các cổ đông phát sinh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của doanh nghiệp.
Xem thêm: Nên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán nào?
Cơ quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% cổ phần phổ thông liên tục trong 6 tháng có thể tự mình hoặc nhân danh doanh nghiệp tiến hành khởi kiện trách nhiệm dân sự với Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc trong các trường hợp sau:
-
- Không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ được giao.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời, không đầy đủ nghị quyết của Hội đồng quản trị.
- Vi phạm nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp.
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao trái với quy định của pháp luật, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc Điều lệ công ty.
- Sử dụng địa vị, chức vụ hoặc tài sản công ty để phục vụ lợi ích của cá nhân, tổ chức khác hoặc vì tư lợi riêng.
- Sử dụng bí quyết, thông tin, cơ hội kinh doanh của công ty để phục vụ lợi ích của cá nhân, tổ chức khác hoặc vì tư lợi riêng.
- Những trường hợp khác theo Điều lệ công ty và quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 30, Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án gồm:
-
- Tranh chấp giữa các thành viên của công ty với công ty.
- Tranh chấp giữa công ty với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc trong công ty cổ phần.
- Tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau về việc thành lập, giải thể, hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi đổi hình thức tổ chức, bàn giao tài sản của công ty.
- Các tranh chấp khác về thương mại, kinh doanh, ngoại trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp giao dịch chứng khoán trong nước
Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp cổ đông của Luật Đại Nam
- Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tranh chấp cổ đông;
- Áp dụng phương pháp giải quyết tranh chấp thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
- Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp về tranh chấp cổ đông;
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
- Thành công trong nhiều vụ tranh chấp về cổ đông;
- Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Thẩm quyền giải quyết tranh chấp cổ đông “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Hotline: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
- Nguyên nhân xảy ra tranh chấp hoạt động mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn
- Chủ thể nào tham gia tranh chấp trái phiếu ?
- Tranh chấp trái phiếu là gì ?