Thủ tục đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm dầu ăn như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Luật An toàn thực phẩm 2010
- Các văn bản pháp lý liên quan.
Nội Dung Chính
Thủ tục công bố thực phẩm có phức tạp không ?
Công bố thực phẩm chức năng là một thủ tục hành chính khá phức tạp. Mặc dù nắm được quy định nhưng trên thực tế rất khó để có thể hoàn thành một cách suôn sẽ ngay từ đầu nếu như bạn chưa có kinh nghiệm. Đặc biệt đối với thực phẩm chức năng, thời gian hoàn thành có thể kéo dài lâu hơn từ 30 – 45 ngày, trong khi thực phẩm thường chỉ từ 03 – 07 ngày.
Vậy theo quy định của pháp luật, những sản phẩm thực phẩm nào bắt buộc phải công bố thực phẩm? Hãy theo dõi danh mục sau đây và kiểm tra xem sản phẩm của bạn có thuộc diện bắt buộc phải công bố sản phẩm hay không nhé.
Sản phẩm thực phẩm nào bắt buộc phải công bố thực phẩm
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
- Phụ gia thực phẩm
- Dụng cụ chứa đựng thực phẩm
- Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
- Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Công bố sản phẩm được phân thành 02 trường hợp: Nhóm sản phẩm tự công bố sản phẩm và nhóm sản phẩm bắt buộc phải đăng ký bản công bố sản phẩm tại cơ quan có thẩm quyền.
Xem thêm: Điều kiện để cấp Giấy phép ATVSTP cho quán cơm Tấm
Thủ tục đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm dầu ăn
Để đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm dầu ăn (gồm dầu thực vật và dầu động vật), thông thường sẽ được thực hiện qua 03 bước sau:
Bước 1: Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm dầu ăn
Hiện nay có rất nhiều trung tâm kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm, tuy nhiên tùy thuộc vào mục đích kiểm tra mà doanh nghiệp phải tự chủ động lên chỉ tiêu và gửi yêu cầu đến trung tâm kiểm nghiệm. Để làm được điều này, bắt buộc chúng ta phải nắm rõ bản chất sản phẩm đồng thời kết hợp chặt chẽ với các quy định hiện hành của pháp luật.
Đối với dầu ăn là loại sản phẩm đã có QCVN, hiện nay các chỉ tiêu kiểm nghiệm dầu ăn sẽ dựa vào 5 quy định sau:
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 Về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm;
- QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;
- QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;
- QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm;
- Tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 7597:2013 cho các loại dầu thực vật.
Việc kiểm nghiệm dầu ăn sẽ được xây dựng trên các chỉ tiêu sau:
STT | Chỉ tiêu | Yêu cầu |
1 | Cảm quan | Màu sắc, mùi vị, độ trong,… |
2 | Hóa lý | Chỉ số iod, chỉ số xà phòng, Chỉ số peroxyt, Hydroxyl |
3 | Kim loại nặng | Thủy ngân, Antimon, Đồng, Cadimi,… |
4 | Vi sinh vật | TSVSVHK, Salmonella, Ecoli,… |
5 | Chỉ tiêu khác ( mức độ ô nhiễm chất bảo vệ thực vật, kháng sinh,…) | Aldicarb, Dimethipin, Procymidone |
Bước 2: Xây dựng hồ sơ đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm dầu ăn
Căn cứ Nghị định 15/2020/NĐ-CP hồ sơ đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm dầu ăn gồm các thành phần sau:
- Bản tự công bố chất lượng sản phẩm
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của đơn vị sản xuất
- Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm chất lượng dầu ăn
- Mẫu nhãn sản phẩm
Bước 3 – Nộp hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm dầu ăn
Đây là bước cuối cùng của quy trình thực hiện đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm dầu ăn. Sau khi đã có phiếu kiểm nghiệm hợp lệ và chuẩn bị đầy đủ danh mục hồ sơ theo yêu cầu, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại Sở toàn thực phẩm TP.HCM hoặc chi cục an toàn thực phẩm tại các tỉnh thành.
Nếu hồ sơ hợp lệ, trong vòng 05 đến 07 ngày làm việc, cơ quan nhà nước sẽ thông báo và trả kết quả công khai trên website.
Xem thêm: Cấp Giấy phép ATVSTP cho quán bia tươi
Dịch vụ tư vấn xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Đại Nam
- Đại diện quý khách hàng chuẩn bị giấy tờ, soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Đại diện nộp hồ sơ tới cơ quan chức năng có thẩm quyền;
- Hỗ trợ quý khách hàng đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Theo dõi quá trình xét duyệt hồ sơ;
- Đại diện nhận giấy chứng nhận và giao tận tay khách hàng
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Thủ tục đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm dầu ăn “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Cấp Giấy phép vệ sinh ATTP cho quán cơm Sườn
- Điều kiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất nước đá
- Quy trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ATTP bột sắn dây