Xét nghiệm vi sinh sữa tươi trong quá trình sản xuất

by Hồ Hoa

Xét nghiệm vi sinh sữa tươi trong quá trình sản xuất như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Xét nghiệm vi sinh sữa tươi trong quá trình sản xuất

Xét nghiệm vi sinh sữa tươi trong quá trình sản xuất

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Luật An toàn thực phẩm 2010
  • Các văn bản pháp lý liên quan.

Sản phẩm thực phẩm nào bắt buộc phải công bố thực phẩm

  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
  • Phụ gia thực phẩm
  • Dụng cụ chứa đựng thực phẩm
  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
  • Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
  • Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
  • Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Công bố sản phẩm được phân thành 02 trường hợp: Nhóm sản phẩm tự công bố sản phẩm và nhóm sản phẩm bắt buộc phải đăng ký bản công bố sản phẩm tại cơ quan có thẩm quyền.

Xem thêm: Điều kiện để cấp Giấy phép ATVSTP cho quán cơm Tấm

Xét nghiệm vi sinh sữa tươi nguyên liệu

Xét nghiệm 1:

Đếm vi sinh trực tiếp (DMC) có thể chỉ ra chất lượng vi sinh của sữa tươi nguyên liệu. Dư lượng kháng sinh phải được xử lý trước khi nạp sữa. Đây là điều quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất sữa, hãy đảm bảo rằng trong sữa không có dấu vết của dư lượng kháng sinh..

Xét nghiệm 2:

Đếm số lượng vi sinh trong quá trình ủ sơ bộ (PI-SPC) là một xét nghiệm vi sinh tốt có thể chỉ ra các điều kiện vệ sinh của xe chứa tải đối với từng nhà sản xuất. Nó đặc biệt phản ánh sự hiện diện của vi khuẩn psychrotrophic (vi khuẩn có khả năng phát triển khá nhanh ở nhiệt độ lạnh).

Xét nghiệm 3:

Các đặc điểm cảm quan cho phép xác định các vấn đề nghiêm trọng của sữa tươi nguyên liệu. Người tiếp nhận phải nhấc nắp trên vòm của xe chở và nhanh chóng đánh giá mùi của sữa. Sau đó, lấy mẫu sữa đem vào phòng thí nghiệm để tiệt trùng – làm lạnh – cuối cùng là đánh giá vị của sữa.

Xét nghiệm 4:

Nhiệt độ tối đa thích hợp của sữa tươi nguyên liệu là 45 F. Sữa được vận chuyển ở nhiệt độ thấp hơn 45 F sẽ làm tăng thời hạn sử dụng, nhiệt độ càng cao, vi khuẩn càng phát triển. Kiểm soát và giám sát nhiệt độ trong toàn bộ quá trình từ vận chuyển – sản xuất – bảo quản để đáp ứng các yêu cầu về quy định và thông số kỹ thuật chất lượng.

Các xét nghiệm cần thiết khác

Xét nghiệm 5:

Nước thêm vào được coi là tạp nhiễm. Xác định điểm đóng băng giúp ta xác định thời điểm thích hợp để thêm nước vào sữa tươi. Thử nghiệm này giúp ngăn ngừa các mối lo ngại khác có thể xảy ra với nước, chẳng hạn như các mối nguy hóa học và sinh học. Đây là một thử nghiệm hữu ích đối với thành phẩm sữa dạng lỏng.

Xét nghiệm 6:

Kiểm tra thành phần sữa phải được tiến hành trong suốt quá trình để đảm bảo kiểm soát chất béo, cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn nhận dạng. Bơ béo, tổng chất rắn và protein là ba yếu tố lớn cần phải được giám sát nghiêm ngặt. Các thử nghiệm hóa học rất chính xác nhưng chúng mất thời gian. Hiện nay các thiết bị điện tử cho phép chúng ta thu được kết quả nhanh chóng và chính xác.

Xét nghiệm 7:

Xét nghiệm coliform trong sữa tươi nguyên liệu là một thử nghiệm hợp lý để đánh giá điều kiện vệ sinh của trang trại và thiết bị vận chuyển.

Xét nghiệm 8:

Vi khuẩn chịu nhiệt trong sữa tươi nguyên liệu hình thành ở dạng bào tử lớn này có thể tồn tại trong quá trình thanh trùng và thậm chí phát triển mạnh ở nhiệt độ lạnh. Những vi khuẩn này sẽ tác động tiêu cực đến thời hạn sử dụng của sữa tươi và sữa tiệt trùng.

Xét nghiệm 9

Aflatoxin có thể truyền vào sữa tươi nguyên liệu từ thức ăn chăn nuôi bị ô nhiễm. Chương trình phân tích mối nguy và kiểm soát nhà cung cấp sẽ chỉ ra tần suất giám sát aflatoxin trong sữa tươi nguyên liệu.

Xét nghiệm vi sinh sữa tươi trong quá trình sản xuất

Nhiều điểm trong quá trình sản xuất sữa cần được giám sát vì chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sữa thành phẩm. Thiết bị được vệ sinh không đúng cách là nguyên nhân chính làm cho sản phẩm bị nhiễm khuẩn.

Xét nghiệm 10 : 

Kiểm tra số lượng vi khuẩn coliform và số lượng vi sinh vật hiếu khí (APC) bằng cách dùng phương pháp swab test để lấy măt tiếp xúc là một cách phổ biến để xác nhận hiệu quả các quy trình làm sạch và vệ sinh thiết bị. Việc này được thực hiện hằng ngày để kiểm tra việc làm sạch và vệ sinh có hiệu quả hay không.

Xét nghiệm 11: 

Bản thân sữa là một trong 8 chất gây dị ứng lớn. Nếu cơ sở của bạn đang sử dụng một chất gây dị ứng khác thì cần phải có một chương trình kiểm soát chất gây dị ứng theo Quy tắc kiểm soát phòng ngừa an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng.

Xét nghiệm 12

Để xác nhận rằng quá trình làm sạch và vệ sinh có hiệu quả trong việc loại bỏ các chất gây dị ứng, việc sử dụng xét nghiệm cụ thể chất gây dị ứng được chỉ định. Sau đó, miếng gạc protein có thể được sử dụng hàng ngày trong quá trình khởi động để xác minh việc làm sạch và vệ sinh có hiệu quả trong việc loại bỏ protein gây dị ứng hay không.

Xét nghiệm 13 và 14:

Giám sát môi trường là một quá trình quan trọng. Nếu cơ sở của bạn sản xuất bột sữa khô, hãy theo dõi sự hiện diện của Salmonella. Đối với tất cả các ngành sản xuất sữa khác, bao gồm kem, sữa nước, v.v., hãy theo dõi môi trường để tìm vi khuẩn Listeria.

Với chương trình Phân tích mối nguy về các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) và việc thực hiện Quy tắc kiểm soát phòng ngừa an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng, một số nhà quản lý nhà máy nghĩa rằng việc kiểm tra thành phẩm là không cần thiết. Việc đưa ra quyết định định tra thành phẩm tùy thuộc vào mỗi cơ sở, tuy nhiên một số thử nghiệm được trích dẫn dưới đây cho thấy kiểm tra thành phẩm là tiêu chuẩn quan trọng trong ngành.

Xét nghiệm 15:

Ở mức tối thiểu, các thử nghiệm cảm quan phải được thực hiện trên tất cả giai đoạn của quá trình sản xuất sữa. Đối với sữa dạng lỏng, tần suất kiểm tra được đề xuất bao gồm: Vừa mới đóng chai, 24 giờ sau khi đóng chai, khi kết thúc mã và kiểm tra hạn sử dụng trong 14 ngày khi bảo quản ở 45 F.

Xét nghiệm 16:

Coliform là sinh vật chỉ thị, số lượng này sẽ là cơ sở để xác định tất cả các công đoạn có được thực hiện theo đúng theo quy trình đã đề ra hay không. Thử nghiệm men và nấm mốc sẽ cho biết liệu sản phẩm có đáp ứng được thời hạn sử dụng hay không.

Trên đây là 16 phương pháp xét nghiệm vi sinh sữa tươi thường được áp dụng để kiểm soát trong các nhà máy sản xuất, chế biến sữa. Ở mỗi nhà máy có thể sẽ có những phương pháp xét nghiệm khác nhau tuy nhiên dù sao đi nữa bạn phải kiểm soát chặt chẽ từ khâu tiếp nhận sữa tươi nguyên liệu, quá trình chế biến, môi trường sản xuất, thành phẩm cuối cùng để đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng.

Xem thêm: Cấp Giấy phép ATVSTP cho quán bia tươi

Dịch vụ tư vấn xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Đại Nam

  • Đại diện quý khách hàng chuẩn bị giấy tờ, soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Đại diện nộp hồ sơ tới cơ quan chức năng có thẩm quyền;
  • Hỗ trợ quý khách hàng đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
  • Theo dõi quá trình xét duyệt hồ sơ;
  • Đại diện nhận giấy chứng nhận và giao tận tay khách hàng

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Xét nghiệm vi sinh sữa tươi trong quá trình sản xuất . Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488