Kinh doanh nhỏ lẻ có cần xin chứng nhận an toàn thực phẩm không ?

by Hồ Hoa

Kinh doanh nhỏ lẻ có cần xin chứng nhận an toàn thực phẩm không ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Kinh doanh nhỏ lẻ có cần xin chứng nhận an toàn thực phẩm không ?

Kinh doanh nhỏ lẻ có cần xin chứng nhận an toàn thực phẩm không ?

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP
  • Luật An toàn thực phẩm 2010
  • Các văn bản pháp lý liên quan.

Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ có cần Giấy chứng nhận ATTP?

Theo Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

– Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

+ Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

+ Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

+ Sơ chế nhỏ lẻ;

Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

+ Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

+ Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

+ Nhà hàng trong khách sạn;

+ Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

+ Kinh doanh thức ăn đường phố;

+ Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận:

++ Thực hành sản xuất tốt (GMP);

++ Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP);

++ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000;

++ Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS);

++ Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC);

++ Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

– Các cơ sở quy định tại mục này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

Như vậy, cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Cơ sở nhỏ lẻ có cần xin chứng nhận an toàn thực phẩm ?

Khi quý doanh nghiệp đọc đến bài viết này thì xin chúc mừng vì đã tìm được nguồn thông tin chính xác. Bởi vì hiện nay có rất nguồn website cho rằng: Hộ kinh doanh nhỏ lẻ thì không thuộc diện xin chứng nhận an toàn thực phẩm. Đây là thông tin chưa đúng theo quy định của pháp luật, chính vì những thông tin sai lệch này đã làm cho doanh nghiệp hiểu sai và bị xử phạt khi thanh tra kiểm tra định kỳ. Mức xử phạt đối vói các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc diện xin chứng nhận an toàn thực phẩm nhưng không có giấy sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 VNĐ – 40.000.000 VNĐ và yêu cầu phải đóng cửa ngay tại thời điểm kiểm tra.

Như vậy, việc có bắt buộc xin chứng nhận an toàn thực phẩm hay chỉ cần bản cam kết phụ thuộc vào loại sản phẩm mà cơ sở đang sản xuất, kinh doanh chứ không phải xét về quy mô hay diện tích. Hộ kinh doanh sản xuất các sản phẩm thuộc diện xin giấy an toàn thực phẩm thì vẫn bắt buộc phải xin chứng nhận theo đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm: Điều kiện để cấp Giấy phép ATVSTP cho quán cơm Tấm

Quy định xin cấp chứng nhận cho hộ kinh doanh và công ty có khác nhau không ?

Điều kiện được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm

Nhiều người cho rằng thành lập hộ kinh doanh thì sẽ không cần xin chứng nhận an toàn thực phẩm hoặc nếu có xin chứng nhận thì yêu cầu cũng sẽ đơn giản hơn. Quan niệm này không đúng. Vì các quy định trong luật an toàn thực phẩm ban hành sẽ áp dụng cho cả hộ kinh doanh và công ty, hai hình thức này dù lớn hay nhỏ thì đều chung một mục đích là đưa sản phẩm thực phẩm tới tay người tiêu dùng, có thể sản lượng tiêu thụ khác nhau nhưng yêu cầu chung là vẫn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Do đó, quy định xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP) cho hộ kinh doanh và công ty là tương tự nhau. Cả hai đều cần đáp ứng các yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển,… theo quy định của pháp luật.

Lưu ý:

  • Các quy định cụ thể về hồ sơ, thủ tục và thời gian cấp chứng nhận an toàn thực phẩm có thể thay đổi theo từng địa phương và lĩnh vực kinh doanh.
  • Thời gian cấp chứng nhận an toàn thực phẩm dao động từ 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Chi phí xin chứng nhận an toàn thực phẩm

Về cơ bản, chi phí xin chứng nhận an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh và công ty không khác nhau. Cả hai đều phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Bộ Y tế/ Bộ NN&PTNN/ Bộ Công Thương. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt nhỏ có thể ảnh hưởng đến tổng chi phí:

Phí thẩm định hồ sơ: Cả hai cũng phải nộp phí thẩm định hồ sơ, thường là 700.000 đồng/lần.

Chi phí khác: Ngoài các khoản phí trên, cả hộ kinh doanh và công ty có thể phải trả thêm các chi phí khác như:

  • Chi phí tư vấn, hỗ trợ làm hồ sơ: Nếu bạn không tự tin làm hồ sơ, bạn có thể thuê dịch vụ tư vấn, hỗ trợ. Chi phí này có thể dao động từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng tùy thuộc vào các đơn vị tư vấn.
  • Chi phí đào tạo: Nhân viên của cả hộ kinh doanh và công ty đều cần thực hiện tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm.
  • Chi phí nâng cấp cơ sở vật chất: Nếu cơ sở của b

Xem thêm: Cấp Giấy phép ATVSTP cho quán bia tươi

Dịch vụ tư vấn xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Đại Nam

  • Đại diện quý khách hàng chuẩn bị giấy tờ, soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Đại diện nộp hồ sơ tới cơ quan chức năng có thẩm quyền;
  • Hỗ trợ quý khách hàng đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
  • Theo dõi quá trình xét duyệt hồ sơ;
  • Đại diện nhận giấy chứng nhận và giao tận tay khách hàng

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Kinh doanh nhỏ lẻ có cần xin chứng nhận an toàn thực phẩm không ? . Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488