Bật mí phương thức kiểm tra về an toàn thực phẩm nhập khẩu ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Luật An toàn thực phẩm 2010
- Các văn bản pháp lý liên quan.
Nội Dung Chính
Các phương thức kiểm tra về an toàn thực phẩm nhập khẩu
Theo Điều 16 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì việc kiểm tra về an toàn thực phẩm nhập khẩu được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
– Phương thức kiểm tra giảm, theo đó kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 01 năm do cơ quan hải quan lựa chọn ngẫu nhiên.
– Phương thức kiểm tra thông thường, theo đó chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng nhập khẩu.
– Phương thức kiểm tra chặt, theo đó kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm.
Xem thêm: Điều kiện để cấp Giấy phép ATVSTP cho quán cơm Tấm
Quy định về áp dụng phương thức kiểm tra về an toàn thực phẩm nhập khẩu
Quy định về áp dụng phương thức kiểm tra về an toàn thực phẩm nhập khẩu theo Điều 17 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:
* Kiểm tra giảm áp dụng đối với lô hàng, mặt hàng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với lô hàng, mặt hàng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;
– Đã có 03 (ba) làn liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường;
– Được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương.
* Kiểm tra thông thường áp dụng đối với tất cả mặt hàng của lô hàng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 17 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
* Kiểm tra chặt áp dụng đối với lô hàng, mặt hàng nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó;
– Lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có);
– Có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.
* Chuyển từ phương thức kiểm tra chặt sang phương thức kiểm tra thông thường trong các trường hợp sau đây:
– Đối với trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 17 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, nếu sau khi áp dụng phương thức kiểm tra chặt 03 (ba) lần liên tiếp mà kết quả đạt yêu cầu nhập khẩu;
+ Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 17 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, khi có văn bản thông báo ngừng kiểm tra chặt của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Công Thương của Việt Nam.
Xem thêm: Cấp Giấy phép ATVSTP cho quán bia tươi
Dịch vụ tư vấn xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Đại Nam
- Đại diện quý khách hàng chuẩn bị giấy tờ, soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Đại diện nộp hồ sơ tới cơ quan chức năng có thẩm quyền;
- Hỗ trợ quý khách hàng đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Theo dõi quá trình xét duyệt hồ sơ;
- Đại diện nhận giấy chứng nhận và giao tận tay khách hàng
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Bật mí phương thức kiểm tra về an toàn thực phẩm nhập khẩu“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Cấp Giấy phép vệ sinh ATTP cho quán cơm Sườn
- Điều kiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất nước đá
- Quy trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận ATTP bột sắn dây