Hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ ngày càng trở nên sôi nổi và nhộn nhịp nhờ sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Theo đó, các hợp đồng thương mại vẫn thường xuyên được kí kết và dần trở nên đa dạng, phức tạp hơn. Song, những tranh chấp về hợp đồng thương mại cũng vì thế mà có xu hướng gia tăng. Vậy các bên cần làm gì để giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại xảy ra để bảo về được quyền và lợi ích hợp pháp của mình? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Tranh chấp thương mại là gì?
Tranh chấp thương mại được hiểu là các phát sinh mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể với nhau trong hoạt động kinh doanh thương mại mà trong đó có một bên có thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại. Theo Luật thương mại quy định:“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” (Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại).
Đặc điểm của tranh chấp thương mại là gì?
Chủ thể của tranh chấp thương mại
Chủ thể trong tranh chấp thương nhân là các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với bên không phải là thương nhân. Theo đó, tranh chấp được coi là tranh chấp thương mại khi có ít nhất một bên trong quan hệ tranh chấp là thương nhân. Tuy nhiên, có một số trường hợp, các cá nhân tổ chức khác có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại như các tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty hoặc các tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, chia tách, sáp nhập, giải thể, phá sản công ty…
Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại
Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là do một trong các bên có hành vi vi phạm trong quan hệ thương mại hoặc có hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, đặc điểm chung trong tranh chấp thương mại là những xung đột về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các bên. Một số quan hệ tranh chấp thương mại đặc thù có thể kể đến như sau:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; cho thuê, cho thuê mua, xây dựng, vận chuyển hàng hóa, gia công, ủy quyền, mua bán trái phiếu, cổ phiếu, đầu tư tài chính, ngân hàng, hợp tác, liên kết kinh doanh,…
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động kinh doanh khác,…
Tranh chấp thương mại có thể được giải quyết thông qua thủ tục trọng tài
Theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì trọng tài có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp sau:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.
Như vậy, các tranh chấp thương mại là tranh chấp được phép lựa chọn trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Xem thêm Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất
Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại
Trong thực tế, các tranh chấp thương mại thường được giải quyết thông qua bốn phương thức chính sau:
Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua thương lượng
Là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích các bên áp dung phương thức tự thương lượng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên. Ngoài ra, khi giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng các bên cũng có thể nhờ tới sự hỗ trợ của luật sư để được phân tích các cơ sở pháp lý và đưa ra các ý kiến tư vấn pháp lý để các bên hiểu rõ và thấy đươc quyền và trách nhiệm của mình nhằm tìm hướng giải quyết cũng như dung hòa được quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải
Hòa giải là các bên tranh chấp thông qua bên trung gian (Hòa giải viên/ trung tâm hòa giải) cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài
Như đã phân tích phần đặc điểm của tranh chấp thương mại, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại là đặc điểm đặc trưng của tranh chấp thương mại. Theo đó, các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Tòa án
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Mẫu hợp đồng trích thưởng theo quy định mới nhất – Luật Đại Nam
Hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh