Bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng

by Vũ Khánh Huyền

Mặc dù người lao động và người sử dụng đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng trong một số trường hợp họ vẫn vi phạm pháp luật về việc này. Khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người sử dụng lao động và người lao động phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho đối phương. Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ mang đến cho quý bạn đọc về nội dung bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng

Bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng

Căn cứ pháp lý

  • Luật Lao động
  • Luật Dân sự
  • Các văn bản pháp luật liên quan khác

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật bởi NLĐ

Căn cứ quy định tại Bộ luật Lao động 2019 thì trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.

Theo đó, Điều 35 Bộ luật Lao động quy định như sau:

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, tuy nhiên, người lao động cần phải báo trước với người sử dụng lao động theo quy định như sau:

    • Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn thì cần báo trước ít nhất 45 ngày.
    • Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn từ 12-36 tháng thì cần báo trước ít nhất 30 ngày.
    • Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn dưới 12 tháng thì báo trước ít nhất 03 ngày làm việc.
    • Đối với một số ngành, nghề hoặc công việc đặc thì thời gian báo trước được quy định như sau:
    • Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì báo trước ít nhất 120 ngày.
    • Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng thì báo trước ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động.

>> Xem thêm : Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Trong đó, các ngành, nghề, công việc đặc thù được quy định như sau:

    • Thành viên tổ lái tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên, khai thác, điều độ bay.
    • Người quản lý doanh nghiệp.
    • Người lao động là thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên là người lao động làm việc trên tàu biển nước ngoài được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại.
    • Những trường hợp khác do pháp luật quy định.

Như vậy, có thể hiểu, việc người lao động vi phạm quy định về thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật

Giống như người lao động, thì trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại Điều 36 và Điều 37 Bộ luật Lao động 2019.

Theo đó, Điều 36 và 37 Bộ luật Lao động được quy định như sau:

Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ từ phía NSDLĐ:

a. Dựa trên những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành theo quy chế của người sử dụng lao động thì người lao động thường xuyên không hoàn thành được công việc theo hợp đồng lao động theo những tiêu chí đánh giá. Theo đó, mức độ hoàn thành công việc trong quy chế do người sử dụng lao động ban hành những người sử dụng lao động cần tham khảo ý kiến từ phía tổ chức đại điện người lao động tại cơ sở trong trường hợp nơi có tổ chức đại điện người lao động tại cơ sở;

b. Người lao động bị tai nạn, ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục với người lao động làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn từ 12-36 tháng hoặc đã điều trị 12 tháng liên tục trong trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc quá nữa thời hạn hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động của người đó chưa hồi phục.

c. Người lao động sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động nhưng không có mặt tại nơi làm việc.

d. Người lao động tự ý bỏ việc từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên nhưng không có lý do chính đáng;

đ. Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác;

e. Người sử dụng lao động di dời, thu hẹp sản xuất và kinh theo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn mặc dù đã tìm cách khắc phục nhưng vẫn phải giảm chỗ làm việc

g. Khi tiến hành giao kết hợp đồng lao động, người lao động thực hiện cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 đã làm ảnh hưởng đến vấn đề tuyển dụng người lao động.

Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo a, c, c, đ, g thì cần phải báo trước với người lao động như sau:

    • Người sử dụng lao động cần báo trước cho người lao động ít nhất 45 ngày trong trường hợp người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn.
    • Người sử dụng lao động cần báo trước cho người lao động ít nhất 30 ngày trong trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn từ 12-36 tháng.
    • Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn dưới 12 tháng và điểm b thì báo trước ít nhất 03 ngày làm việc.
    • Đối với một số ngành, nghề hoặc công việc đặc thì thời gian báo trước được quy định như sau:
    • Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì báo trước ít nhất 120 ngày.
    • Trong trường hợp người lao động làm việc theo HĐLĐ mà có thời hạn dưới 12 tháng thì báo trước ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động.
    • Người sử dụng lao động không cần báo trước cho người lao động nếu thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại điểm d, e.

>> Xem thêm: Mức bồi thường chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn

Điều 37 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể về những trường hợp NSDLĐ không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ như sau:

    • Người lao động bị tai nạn nghề nghiệp hoặc bị bệnh nghề nghiệp hoặc ốm đau và đang điều dưỡng, điều trị theo sự chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019.
    • Người lao động đang trong thời gian nghỉ việc riêng, nghỉ hằng năm và những trường hợp nghỉ khác đã được người sử dụng lao động đồng ý.
    • Người lao động đang trong thời gian nghỉ thai sản hoặc đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, có thể hiểu, các trường hợp người lao động được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật bao gồm:

    • Người sử dụng lao động vi phạm về thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
    • Người sử dụng lao động vi phạm quy định về những trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
    • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Bồi thường thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Đối với người sử dụng lao động

Trường hợp 1: NSDLĐ nhận lại người lao động vào làm việc:

    • NSDLĐ phải trả tiền lương, đóng BHXH, BHYT, BHTN cho những ngày mà NLĐ không được làm việc.
    • Người sử dụng lao động phải trả một khoản tiền tương ứng với những ngày không báo trước đối với trường hợp vi phạm thời hạn báo trước.
    • NSDLĐ phải trả thêm ít nhất bằng 02 tháng tiền lương cho NLĐ.

Trường hợp 2: Người sử dụng lao động phải trả những khoản tiền sau đây nếu người lao động không muốn trở lại làm việc:

    • Các khoản tiền được quy định như ở trường hợp 1 và trợ cấp thôi việc.

Trường hợp 3: Người sử dụng lao động phải trả những khoản tiền sau khi không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ cũng đồng ý:

    • Các khoản tiền được quy định như ở trường hợp 1 và trợ cấp thôi việc. Người lao động được bồi thường thêm một khoản từ theo thỏa thuận của các bên và khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Đối với người lao động

Người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động những khoản tiền sau:

    • Nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động của NLĐ và NSDLĐ.
    • Đối với những ngày không báo trước thì người lao động phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động của NLĐ và NSDLĐ.

Người lao động phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động 2019.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Biên bản chấm dứt hợp đồng

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ

Mẫu hợp đồng mua bán đơn giản

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488