Các biện pháp bảo vệ bản quyền tác giả trước khi đăng ký

Các biện pháp bảo vệ bản quyền tác giả trước khi đăng ký

by Lê Vi

Hiện nay, đối mặt với tình trạng nhiều tác phẩm bị sao chép không có sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, pháp luật sở hữu trí tuệ đã có những biện pháp kịp thời bảo vệ quyền tác giả, nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã hội. Để có thể nắm rõ được các quy định về bảo vệ quyền tác giả, xin mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về Các biện pháp bảo vệ bản quyền tác giả trước khi đăng ký

Các biện pháp bảo vệ bản quyền tác giả trước khi đăng ký

Các biện pháp bảo vệ bản quyền tác giả trước khi đăng ký

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Bộ luật Hình sự 2015;
  • Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
  • Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
  • Luật hải quan năm 2014
  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019;
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Nghị định số 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.

Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Chủ thể của quyền tác giả là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Họ có những quyền nhất định đối với tác phẩm văn học; nghệ thuật; khoa học khi đã được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định.

Nội dung quyền tác giả là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về quyền tác giả.

Hành vi xâm phạm quyền tác giả

  • Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
  • Mạo danh tác giả.
  • Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
  • Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
  • Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự; uy tín của tác giả.
  • Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
  • Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật.
  • Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao; quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  • Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
  • Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán; cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  • Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
  • Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Các biện pháp bảo vệ quyền tác giả

Bảo vệ quyền tác giả là việc các chủ thể sở hữu quyền tác giả sử dụng các phương thức hợp pháp để bảo vệ các đối tượng quyền tác giả của mình nhằm chống lại mọi sự xâm phạm. Bảo vệ quyền tác giả không những ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà còn giải quyết vấn đề xâm phạm quyền tác giả cũng như xử lý vấn đề bồi thường thiệt hại.

Theo đó, có các biện pháp để bảo vệ quyền tác giả như sau:

Biện pháp chủ sở hữu tự bảo vệ quyền tác giả

Biện pháp tự bảo vệ xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của pháp luật Việt Nam, được ghi nhận tại Điều 12 Bộ luật dân sự năm 2015 và được cụ thể hóa tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.

Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ thể bị xâm phạm quyền tác giả được áp dụng những biện pháp nhất định để bảo vệ quyền của minh.

Các biện pháp mà chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể lựa chọn để áp dụng là:

  • Ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc người có hành vi xâm phạm phải xin lỗi, cải chính công khai;
  • Yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại;
  • Yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có tòa án và trọng tài bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể sử dụng các biện pháp này bằng cách trực tiếp gặp chủ thể vi phạm hoặc sử dụng các phương thức khác như: gọi điện thoại, gửi thư qua bưu điện, gửi thư điện tử, fax hoặc tiến hành những hành vi cụ thể để bảo vệ quyền sở hữu của mình.

Người bị xâm phạm quyền sở hữu có thể lựa chọn áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khác nhau để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Tuy nhiên, việc chủ thể áp dụng các biện pháp để tự bảo vệ quyền tác giả của mình không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.

Trong thực tế, khi quyền tác giả bị xâm phạm, biện pháp bảo vệ quyền đầu tiên được áp dụng là tự bảo vệ. Trước hết, biện pháp này tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ thể. Hơn nữa, mặc dù không có sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng trong chừng mực nhất định, biện pháp này cũng giúp nhanh chóng ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm.

Biện pháp hành chính bảo vệ quyền tác giả

Xử lý vi phạm hành chính đối với quyền tác giả là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nhất định xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả của cá nhân, tổ chức mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử lý xâm phạm quyền tác giả bằng biện pháp hành chính được quy định tại Chương XVIII Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, Nghị định số 131/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.

Đối với biện pháp hành chính, cách thức bảo vệ quyền của chủ thể bị xâm phạm quyền tác giả rất phong phú. Cụ thể, bao gồm các hình thức xử phạt hành chính (trong đó có hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung) và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Cảnh cáo và phạt tiền là hai hình thức xử phạt chính. Bên cạnh đó, tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, người xâm phạm quyền tác giả mà cơ quan có thẩm quyền xử phạt cảnh cáo hay phạt tiền và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, khắc phục theo quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP.

Để đảm bảo việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả bằng các biện pháp hành chính đạt hiệu quả, Luật sở hữu trí tuệ cho phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt hành chính.

Tuy nhiên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt hành chính trong những trường hợp nhất định theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 215 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.

Theo Điểm a Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, biện pháp hành chính áp dụng để xử lý những hành vi xâm phạm quyền tác giả đến mức gây thiệt hại cho người tiêu dùng, cho xã hội.

Mặc dù pháp luật hình sự không quy định cụ thể, tuy nhiên chúng ta hiểu rằng khi hành vi xâm phạm quyền tác giả của cá nhân, tổ chức là hành vi nguy hiểm cho xã hội cấu thành tội phạm thì cá nhân, tổ chức đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân bị xâm phạm quyền tác giả yêu cầu cơ quan nào xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo thủ tục hành chính cũng là một vấn đề lớn cần phải xem xét để hoàn thiện.

Biện pháp hình sự bảo vệ quyền tác giả

Khi hành vi xâm phạm quyền tác giả của cá nhân, tổ chức là hành vi nguy hiểm cho xã hội cấu thành tội phạm thì cá nhân, tổ chức đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng biện pháp hình sự thuộc thẩm quyền của tòa án.

Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Khi hành vi xâm phạm quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của cá nhân, tổ chức là hành vi nguy hiểm cho xã hội cấu thành tội phạm thì cá nhân, tổ chức đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng biện pháp hình sự thuộc thẩm quyền của toà án.

Biện pháp dân sự bảo vệ quyền tác giả

Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thep yêu cầu của chủ thể quyền tác giả hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Các tranh chấp quyền tác giả là một loại tranh chấp dân sự, bởi vậy về nguyên tắc tranh chấp về quyền tác giả được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự do Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định.

Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều đặc thù của vi phạm, tranh chấp quyền tác giả, Luật Sở hữu trí tuệ quy định nhiều nội dung cụ thể hơn so với Bộ luật Tố tụng dân sự với mục đích giải quyết tốt loại vi phạm, tranh chấp này.

Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, biện pháp kiểm soát hàng hóa liên quan đến quyền tác giả tại cơ quan hải quan được tiến hành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại mà không áp dụng đối với vật phẩm không mang tính thương mại và hàng hóa nhập khẩu song song.

Cơ quan hải quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến quyền tác giả. Cụ thể, cơ quan hải quan áp dụng hai loại biện pháp sau: tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền tác giả; kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền tác giả.

Theo Luật hải quan năm 2014 (Điều 73 và Điều 74), cơ quan hải quan được tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với các hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu, tiến hành kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền tác giả.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Các biện pháp bảo vệ bản quyền tác giả trước khi đăng ký do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488