Bảo hộ nhãn hiệu: Tạo sự phân biệt trong thị trường cạnh tranh

by Nguyễn Thị Giang

Pháp luật về nhãn hiệu là lĩnh vực chịu thách thức nhiều hơn cả bởi ngày càng có nhiều tranh chấp và khiếu nại được đưa ra trước cơ quan thẩm quyền liên quan đến hành vi xâm phạm nhãn hiệu.Vậy hiện tại Pháp luật quy định như thế nào về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu?Qua bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề Bảo hộ nhãn hiệu: Tạo sự phân biệt trong thị trường cạnh tranh để bạn tham khảo.

Bảo hộ nhãn hiệu: Tạo sự phân biệt trong thị trường cạnh tranh

Bảo hộ nhãn hiệu: Tạo sự phân biệt trong thị trường cạnh tranh

Cơ sở pháp lý:

  •  Luật Sở hữu trí tuệ

Nhãn hiệu là gì?

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ:

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Theo đó, nhãn hiệu phải có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ  đối với các tổ chức khác.

Ngày nay, có nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh một dòng sản phẩm. Ví dụ, đối với sản phẩm xe máy có các hãng như: Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, … Để phân biệt các dòng sản phẩm đó, người ta cần dùng đến các dấu hiệu đặc biệt trên sản phẩm. Nhằm để phân biệt với các sản phẩm còn lại, người ta gọi đó là nhãn hiệu.

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu để khách hàng, người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm, tên tuổi của tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Tổ chức, cá nhân xây dựng nhãn hiệu nếu không thực hiện việc đăng ký bảo hộ sẽ có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý như việc nhãn hiệu này đã bị trùng hoặc cá nhân, tổ chức khác lợi dụng nhãn hiệu để thu lợi bất chính.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn các rủi ro pháp lý liên quan, được bảo vệ cá nhân, tổ chức trong quá trình được sử dụng nhãn hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Theo quy định tại Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì, chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

  • Đối với nhãn hiệu thông thường như nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp; nhãn hiệu cho sản phẩm được tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất thì cá nhân, tổ chức có sản phẩm có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
  • Đối với nhãn hiệu tập thể thì tổ chức – đại diện hợp pháp cho tập thể các thành viên của mình có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
  • Đối với nhãn hiệu chứng nhận thì tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Như vậy, tùy vào từng loại nhãn hiệu khác nhau mà chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng được pháp luật quy định khác nhau tương ứng.

Bảo hộ nhãn hiệu: Tạo sự phân biệt trong thị trường cạnh tranh

Trong khi hầu hết các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nhãn hiệu ₫ể phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh nhưng không phải tất cả họ đều nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu thông qua đăng ký. Do tầm quan trọng của nhãn hiệu trong việc xác định sự thành công của sản phẩm trên thị trường, nên cần phải bảo đảm rằng chúng có được sự bảo hộ đầy đủ.

Bạn có thể bảo hộ nhãn hiệu của mình thông qua đăng ký. Việc đăng ký nhãn hiệu mang đến cho công ty của bạn độc quyền sử dụng nhãn hiệu. Điều này sẽ ngăn cản người khác tiếp thị các sản phẩm trùng hoặc tương tự dưới một nhãn hiệu hoặc trùng hoặc tương tự tới mức gây  nhầm lẫn. Bạn có thể chuyển giao quyền sử dụng (li-xăng) nhãn hiệu hoặc nhượng quyền thương mại (franchise) nhãn hiệu được bảo hộ của bạn cho các công ty khác, qua đó tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho công ty của bạn. Đôi khi, một nhãn hiệu được bảo hộ có uy tín đối với người tiêu dùng cũng có thể được sử dụng để huy động vốn từ các tổ chức tài chính như ngân hàng hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm — những tổ chức ngày càng hiểu rõ tầm quan trọng của thương hiệu đối với sự thành công của doanh nghiệp.

Nếu bạn không bảo hộ nhãn hiệu của bạn, công ty khác có thể(vô tình hoặc cố ý) sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự ₫ến mức gây nhầm lẫn cho sản phẩm của họ. Các đối thủ cạnh tranh của bạn có thể sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự và hưởng lợi từ uy tín và mối liên hệ mà bạn đã tạo dựng với khách hàng và đối tác kinh doanh của bạn. Việc công ty khác sử dụng nhãn hiệu của bạn có thể gây ra sự nhầm lẫn cho khách hàng của bạn và làm tổn hại đến uy tín và hình ảnh của công ty bạn, đặc biệt khi sản phẩm cạnh tranh lại có chất lượng thấp hơn.

Do vậy, bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm sẽ giúp bạn:

  • Bảo đảm rằng khách hàng có thể phân biệt sản phẩm của các công ty khác nhau;
  • Giúp cho các công ty tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của họ;
  • Tạo cho bạn một công cụ tiếp thị và là cơ sở để tạo dựng uy tín và hình ảnh của một thương hiệu;
  • Tạo cơ hội để li-xăng và tạo nguồn thu nhập thông qua phí li-xăng;
  • Có thể là một bộ phận quan trong hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Có thể là một bí mật kinh doanh có giá trị;
  • Khuyến khích các công ty đầu tư vào việc duy trì chất lượng sản phẩm để không lừa dối người tiêu dùng.

Qua bài viết này hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Bảo hộ nhãn hiệu: Tạo sự phân biệt trong thị trường cạnh tranh do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488