Các hình thức sở hữu nhà ở

by Vũ Khánh Huyền

Các hình thức sở hữu nhà ở được quy định như thế nào trong Luật Nhà ở năm 2023. Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ trả lời câu hỏi đó thông qua bài viết dưới đây. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Các hình thức sở hữu nhà ở

Các hình thức sở hữu nhà ở

Căn cứ pháp lý

  • Luật Nhà ở 2023

Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Các đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

 Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài gồm:

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật có liên quan;

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (tổ chức nước ngoài);

+ Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

>> Xem thêm: Những quy định về thu hồi đất đai năm 2023

Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở

Về đối tượng

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện theo quy định riêng về Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của cá nhân và tổ chức nước ngoài

Về hình thức

Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

– Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản ( doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

>>Xem thêm: Chia tài sản gắn liền với đất như thế nào?

Các hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài 

Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

+ Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam

+ Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. Cụ thể, Điều 75, Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định về khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở đó là:

Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xác định cụ thể các khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng tại từng địa phương và có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm căn cứ chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Các hình thức sở hữu nhà ở“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Hợp đồng thi công xây dựng nhà ở

Mẫu hợp đồng xây dựng nhà đơn giản

Xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488