Các loại mặt hàng không chịu thuế GTGT

by Mai Linh

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế đánh vào giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình luân chuyển từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, không phải bất kỳ mặt hàng nào cũng là đối tượng chịu thuế GTGT. Vậy đó là những đối tượng nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để biết thêm các loại mặt hàng không chịu thuế GTGT.

Các loại mặt hàng không chịu thuế GTGT

Các loại mặt hàng không chịu thuế GTGT

Căn cứ pháp lý

Những đối tượng không chịu thuế gtgt được quy định dựa trên các Thông tư cụ thể như sau:

  • Thông tư 219/2013/TT-BTC 
  • Thông tư 151/2014/TT-BTC
  • Thông tư 26/2015/TT-BTC
  • Thông tư 130/2016/TT-BTC
  • Thông tư 25/2018/TT-BTC

Các đối tượng không chịu thuế GTGT

  • Các sản phẩm nông nghiệp đến từ việc trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt và các sản phẩm này chưa được chế biến hoặc sơ chế.
  • Sản phẩm là vật nuôi, cây trồng được di truyền ở khâu nuôi trồng nhập khẩu.
  • Các công việc nạo vét kênh mương, tưới tiêu phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp, thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp.
  • Các loại muối được sản xuất từ biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh có thành phần là NaCl.
  • Nhà ở được nhà nước bán hoặc cho thuê.
  • Chuyển quyền sử dụng đất đai.
  • Những dịch vụ liên quan đến tài chính, chứng khoán, ngân hàng theo quy định.
  • Các dịch vụ về y tế, thú y. 
  • Dịch vụ bưu chính viễn thông và internet công cộng, được phổ cập bởi Chính phủ.
  • Dịch vụ duy trì các công trình công cộng, vườn thú, công viên, dịch vụ tang lễ.
  • Đào tạo nghề, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
  • Xuất bản, nhập khẩu, in ấn các loại báo chuyên ngành, các loại sách bao gồm chính trị, giáo khoa,…
  • Vận chuyển hành khách bằng các phương tiện giao thông công cộng.
  • Các loại hàng hóa được sản xuất trong nước nhưng chưa được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Cụ thể gồm:

          +  Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên                   cứu khoa học, phát triển công nghệ;

          +  Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư cần nhập                  khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt;

          +  Tàu bay (bao gồm cả động cơ tàu bay), dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản                xuất được nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc thuê của nước ngoài để sử                dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê, cho thuê lại.

  • Các loại vũ khí, khí tài được sử dụng và phục vụ an ninh quốc phòng.
  • Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo.
  • Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, hàng tạm nhập khẩu chờ tái xuất khẩu.
  • Chuyển giao công nghệ, trí tuệ nhân tạo theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ, Luật sở hữu trí tuệ.
  • Vàng nhập khẩu ở dạng thỏi, miếng và chưa được chế biến thành vàng mỹ nghệ.
  • Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.
  • Các sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế các bộ phận con người.
  • Hàng hóa, dịch vụ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu.
  • Các loại hàng hóa, dịch vụ được miễn thuế gtgt theo quy định của pháp luật.

Đối tượng không chịu thuế GTGT có cần kê khai hay không?

Theo nội dung được quy định tại  Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì đối tượng không chịu thuế gtgt cần kê khai và không cần kê khai nếu:

  • Doanh nghiệp chỉ sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT thì không phải kê khai, nộp thuế GTGT.
  • Doanh nghiệp vừa có hoạt động, kinh doanh hàng chịu thuế và Không chịu thuế GTGT thì vẫn phải kê khai, nộp thuế GTGT.

Đối tượng không cần thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT là gì?

Đối tượng không cần thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT bao gồm:

  • Chỉ là luồng tiền từ bên này sang bên khác, không có hàng hóa, dịch vụ đối ứng nên không có tiêu dùng.
  • Chỉ có tài sản luân chuyển, không có luồng tiền, nên bản chất không phải giao dịch bán hàng.
  • Do hàng hóa, dịch vụ luân chuyển nội bộ, không phải nghiệp vụ mua bán
  • Do có sự luân chuyển hàng hóa nhưng chỉ là cho vay, mượn, hoàn trả, không phải nghiệp vụ mua bán.
  • Do không đáp ứng điều kiện về đối tượng nộp thuế.
  • Do tiêu dùng ngoài Việt Nam, không đáp ứng nguyên tắc điểm đến.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về các loại mặt hàng không chịu thuế giá trị gia tăng. Mọi vấn đề còn vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm

1 Tờ khai thuế giá trị gia tăng – mẫu 03/GTGT – Luật Đại Nam

2 Khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu

3 Lập tờ khai bổ sung thuế giá trị gia tăng theo Thông tư 80

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488