Cách đăng ký giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất

by Hủng Phong

Mọi cơ sở có ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm hiện nay đều phải tuân thủ quy định hoạt động có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, không phải chủ cơ sở nào cũng nắm rõ cách thức để đăng ký giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Trong phạm vi bài viết, Luật Đại Nam sẽ nêu rõ quy trình, cách đăng ký giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định mới nhất hiện nay. Mời quý khách hàng cùng theo dõi:

Cách đăng ký giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Cách đăng ký giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Căn cứ pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
  • Nghị định 115/2018/NĐ – CP.
  • Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là gì?

Vệ sinh an toàn thực phẩm có thể được hiểu là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.

Vì sao bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Theo tài liệu từ Cục Quản lý chất lượng vệ sinh ATTP của Bộ Y tế, hiện nay số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm và số người bị nhiễm độc thực phẩm vẫn còn khá cao, trong đó chủ yếu là các trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe người bị, thậm chí tử vong…
  • Trong khi đó, sự khác biệt giữa các kết quả phân tích, kiểm tra chất lượng sản phẩm hiện nay cũng gây ra không ít khó khăn cho người sản xuất đồng thời cũng tạo nên tâm lý hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng.
  • Giấy chứng nhận VSATTP là tài liệu bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên, do khó khăn về việc thực hiện hồ sơ, thủ tục nên nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn chưa có loại giấy tờ này.

Cách đăng ký Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Luật ATTP;

Bước 3. Trả kết quả

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm ATTP tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

⇒Nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;

⇒Trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Những cơ sở yêu cầu phải có chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định mới

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định một số điều Luật An Toàn Thực phẩm. Việc cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở được thực hiện đối với từng cơ sở sản xuất, kinh doanh; từng nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm, trừ các trường hợp:

1. Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

2. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

3. Sơ chế nhỏ lẻ;

4. Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

5. Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

6. Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

7. Nhà hàng trong khách sạn;

8. Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

9. Kinh doanh thức ăn đường phố;

10. Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Như vậy, ngoài 11 cơ sở kinh doanh được liệt kê như trên thì tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm phải xin “Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm” theo quy định.

DỊCH VỤ LUẬT ĐẠI NAM CUNG CẤP CHO KHÁCH HÀNG TRONG LĨNH VỰC GIẤY PHÉP CON- LƯU THÔNG HÀNG HÓA

  • Công bố hợp quy sản phẩm
  • Công bố tiêu chuẩn cơ sở
  • Cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Đăng ký bản công bố sản phẩm
  • Giấy phép quảng cáo
  • Giấy phép kinh doanh hóa chất
  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy
  • Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ- tin học
  • Giấy phép thành lập trường mầm non
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện mở phòng khám
  • Giấy phép kinh doanh cho spa

Trên đây là một số ý kiến pháp lý về Cách đăng ký Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm mới nhất. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoặc cần tư vấn chuyên sâu hơn về Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm vui lòng liên hệ đến Luật Đại Nam qua các thông tin dưới đây:

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam:

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488