Cách đặt tên văn phòng đại diện theo quy định pháp luật

by Lê Quỳnh

Tên của văn phòng đại diện cũng cần được đặt dựa trên các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Vậy làm cách nào để biết rằng tên của văn phòng đại diện là đúng? Mời quý độc giả theo dõi bài viết cách đặt tên văn phòng đại diện theo quy định pháp luật sau đây của Luật Đại Nam để biết thêm chi tiết.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

<yoastmark class=

Văn phòng đại diện là gì?

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền vì lợi ích của doanh nghiệp và phải bảo vệ các lợi ích đó (Căn cứ theo khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020).

Từ khái niệm trên ta hiểu rằng: văn phòng đại diện sẽ chỉ thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của doanh nghiệp, đồng thời không được phép thực hiện các chức năng kinh doanh của doanh nghiệp đó. Việc doanh nghiệp có thêm chi nhánh, văn phòng đại diện sẽ giúp gia tăng số lượng khách hàng biết đến và mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh hơn.

Không những thế, căn cứ vào khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, việc mở một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính là điều hoàn toàn phụ thuôc theo khả năng và mục đích của từng doanh nghiệp.

Cách đặt tên văn phòng đại diện theo quy định pháp luật

Tên của văn phòng đại diện ngoài chức năng giao dịch mà còn có vai trò tạo ấn tượng tốt đẹp đầu tiên đối với khách hàng trước khi họ thực sự tiếp xúc với sản phẩm, dịch vụ của công ty. Tuy vậy, không phải các doanh nghiệp muốn đặt tên cho văn phòng đại diện như thế nào cũng được. Việc đặt tên cũng cần phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn, điều kiện được quy định rõ ràng tại các văn bản pháp luật hiện hành như sau:

– Căn cứ theo Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tên văn phòng đại diện phải:

+ Được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

+ Bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.

+ Phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh; đồng thời phải được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do văn phòng đại diện đó phát hành.

– Việc đăng ký tên văn phòng đại diện buộc phải tuân thủ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

+ Tên văn phòng đại diện phải được thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020.

+ Ngoài tên bằng tiếng Việt, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cũng có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

+ Phần tên riêng trong tên văn phòng đại diện của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

+ Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.

Như vậy, việc đặt tên cho văn phòng đại diện cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định được ghi tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Các doanh nghiệp cần lưu ý đặt tên theo đúng pháp luật để tránh làm mất nhiều thời gian không cần thiết khi làm thủ tục đăng ký thành lập văn phòng đại diện.

Gắn tên văn phòng đại diện tại trụ sở văn phòng đại diện doanh nghiệp có phải là bắt buộc không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 được hướng dẫn bởi Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh như sau:

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

Theo đó, việc gắn tên văn phòng đại diện tại trụ sở văn phòng đại diện là điều bắt buộc cần làm. Trong trường hợp, văn phòng đại diện cố tình không thực hiện thì căn cứ vào điểm c khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt khi vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp thì:

Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

c) Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

đ) Buộc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

Như vậy, việc phải viết hoặc gắn tên chi nhánh tại trụ sở văn phòng đại diện là điều bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với những trường hợp không thực hiện thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trên đây là bài tư vấn pháp lý về vấn đề cách đặt tên văn phòng đại diện theo quy định pháp luật do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý khách hàng vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0967370488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488