Cách kiểm tra thuế khi doanh nghiệp giải thể

by Vũ Khánh Huyền

Hiện nay, có rất nhiều công ty vẫn chưa phải trải qua cuộc kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp. Nên vẫn chưa nắm rõ các quy định về cuộc kiểm tra sẽ như thế nào.Vậy đối với với doanh nghiệp đã giải thể có cần phải kiểm tra thuế không ? Bài viết dưới đây của Luật Đại Nam sẽ giải đáp thắc mắc đó cho quý bạn đọc.

Cách kiểm tra thuế khi doanh nghiệp giải thể

Cách kiểm tra thuế khi doanh nghiệp giải thể

Kiểm tra thuế là gì?

Kiểm tra thuế là hoạt động rào sát, kiểm tra của cơ quan thuế đối với các vấn đề liên quan đến giao dịch trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Bao gồm như: nghĩa vụ nộp thuế, tình hình thủ tục nộp thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế. Nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.

Vì sao phải kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp

Trong bối cảnh hiện nay, có rất nhiều người vẫn đang thắc mắc tại sao phải kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp. Căn cứ vào quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì việc kiểm tra thuế mà một trong các thủ tục giải thể doanh nghiệp cần được hoàn thành. Đây cũng là điều kiện cần để được công nhận giải thể công ty tại cơ quan thế hoặc cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Vì là một trong những điều kiện bắt buộc theo quy định của pháp luật, nên việc kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp là điều kiện mà các doanh nghiệp phải làm. Mặc dù các doanh nghiệp hiện nay đã và đang gặp phải khó khăn về vấn đề làm thủ tục giải thể công ty.

>> Xem thêm: Giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp cần làm những gì?

  • Kiểm tra các khoản nợ của doanh nghiệp như: nợ đối tác, nợ lương người lao động, nợ BHXH,…..
  • Các hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu thì gửi công văn nhằm yêu cầu cục Hải quan, trụ sở chính trực thuộc xác nhận không còn nợ thuế xuất nhập khẩu.
  • Doanh nghiệp gửi văn bản yêu cầu tới cơ quan thuế có thẩm quyền đề nghị kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp.
  • Tiến hành kiểm tra các khoản thuế phát sinh trong quá trình hoạt động
  • Sau đó nộp các khoản thuế, đóng mã số thuế để hoàn tất thủ tục kiểm tra.

Hồ sơ kiểm tra thế khi giải thể doanh nghiệp

Hồ sơ kiểm tra thuế bao gồm các giấy tờ sau:

  • Tờ khai quyết toán thu nhập doanh nghiệp theo mẫu 03/TNDN;
  •  Báo cáo tài chính theo năm hoặc đến khi giải thể, ngừng hoạt động kinh doanh;
  • Kèm theo một số giấy tờ khác phụ thuộc vào thực tế có các vấn đề phát sinh.

Dịch vụ tư vấn giải thể doanh nghiệp của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc xin giấy phép trước khi tiến hành dịch vụ
  • Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cần thiết sau đó rà soát lại
  • Soạn thảo các tài liệu để xin giấy phép
  • Trực tiếp nộp hồ sơ và thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ
  • Bàn giao kết quả cho khách hàng trong phạm vi thời gian ký kết

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về “Phân biệt phá sản và giải thể doanh nghiệp”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm

Hoàn thuế GTGT khi giải thể doanh nghiệp

Nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp

Giải thể công ty hợp danh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488