Cách thức chia lợi nhuận trong công ty cổ phần

by Lê Vi

Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính. Việc chi trả cổ tức đối với từng loại cổ phần được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng. Bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ cung cấp thông tin cho bạn về Cách thức chia lợi nhuận trong công ty cổ phần.

Căn cứ pháp lý

  • Luạt doanh nghiệp 2020

Khi nào cổ đông được chia lợi nhuận?

Theo khoản 5 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác.

Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp được hiểu là khoản tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu bán được trừ đi tất cả các khoản chi phí, kể cả thuế. Như vậy, lợi nhuận ròng chính là tiền lãi của doanh nghiệp sau khi đã đóng thuế.

Theo khoản 1, 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, điều kiện để cổ đông được trả cổ tức như sau:

* Đối với cổ tức của cổ phần ưu đãi:

  • Đây là loại cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng, cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
  • Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức (theo khoản 1 Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2020).

* Đối với cổ tức của cổ phần phổ thông:

Căn cứ khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
  • Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
  • Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
Cách thức chia lợi nhuận trong công ty cổ phần

Cách thức chia lợi nhuận trong công ty cổ phần

Xác định lợi nhuận trong công ty cổ phần như thế nào?

Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh nào thì khoản lợi nhuận được xác định luôn luôn là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí (bao gồm cả nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước) và các thành viên góp vốn để thành lập chủ thể kinh doanh (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần) sẽ được phân chia lợi nhuận trên cơ sở vốn góp của mình. Trong công ty cổ  phần, cổ tức là lợi nhuận mà cổ đông nhận được theo loại cổ phần mà mình sở hữu. Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020, cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác. Như vậy, lợi nhuận trong công ty cổ phần được xác định là lợi nhuận ròng.

Lợi nhuận ròng (Net Profit) là tổng thu nhập của doanh nghiệp sau khi trừ đi tất cả các chi phí (chi phí hoạt động kinh doanh, khấu hao và thuế.

Để tính lợi nhuận ròng chỉ cần lấy tổng doanh thu của công ty trong một khoảng thời gian và trừ đi tổng chi phí của công ty trong cùng khoảng thời gian đó. Có thể thấy công thức tính lợi nhuận ròng thì đơn giản, nhưng thực tế việc thu thập dữ liệu để làm căn cứ các định số trừ và số bị trừ trong trường hợp này không hề dễ dàng.

Công thức tính lợi nhuận ròng: Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí kinh doanh

Cách thức chia lợi nhuận trong công ty cổ phần

Theo khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.

Như vậy, cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, tài sản khác hoặc cổ phiếu (cổ phiếu là chứng chỉ do công ty phát hành xác nhận quyền sở hữu cổ phần). Việc chi trả này sẽ dẫn đến những hệ quả khác nhau, cụ thể:

Chi trả bằng tiền mặt và tài sản khác Chi trả bằng cổ phiếu
– Cổ đông sẽ có thêm khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh có lãi của công ty.

– Vốn điều lệ của công ty được giữ nguyên.

– Số lượng cổ phần của cổ đông và tổng số vốn điều lệ của công ty tăng thêm.

– Là hình thức “tái đầu tư” đối với cổ đông. Số cổ phần cổ đông sở hữu càng nhiều thì mức cổ tức năm tiếp theo họ được nhận càng cao.

Quy trình chi trả lợi nhuận

Theo điểm b khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020, Đại hội đồng cổ đông quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị có quyền kiến nghị mức cổ tức được trả.

Căn cứ khoản 4 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020, quy trình công ty chi trả cổ tức cho cổ đông như sau:

Bước 1: Hội đồng quản trị kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức.

Bước 2: Đại hội đồng cổ đông tiến hành cuộc họp thường niên để xem xét phương án trả cổ tức, quyết định mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại.

Bước 3: Sau khi ấn định thời gian trả cổ tức, Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức.

Bước 4: Gửi thông báo về việc trả cổ tức tới các cổ đông. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức.

Bước 5: Tiến hành chi trả cổ tức. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.

Lưu ý:

  • Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty.
  • Nếu chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần. Tuy nhiên, công ty phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Cách thức chia lợi nhuận trong công ty cổ phần. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488