Cách tính thuế đất nông nghiệp nhanh chóng, đơn giản

by Nguyễn Thị Giang

Thuế nhà đất hàng năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước với tỷ trọng không lớn nhưng lại là một loại thuế rất phức tạp, việc quản lý thu hết sức khó khăn bởi loại thuế này gắn liền trực tiếp tới từng hộ dân cư. Cùng với việc đô thị hóa ngày càng nhanh chóng, việc áp dụng các mức thuế đối với các hộ dân là hết sức cần thiết. Bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ những thắc mắc của quý khách hàng về vấn đề Cách tính thuế đất nông nghiệp nhanh chóng, đơn giản

Cách tính thuế đất nông nghiệp nhanh chóng, đơn giản

Cách tính thuế đất nông nghiệp nhanh chóng, đơn giản

Cơ sở pháp lý:

  •  Nghị định 126/2022/NĐ-CP
  • Thông tư 80/2021/TT-BTC

Khái niệm đất nông nghiệp là gì?

Đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng,.. Là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, đặc biệt không thể thay thế của ngành nông – lâm nghiệp.

Các loại đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật:

Căn cứ theo điều 10 của Luật đất đai năm 2013 đất nông nghiệp được phân chia thành các loại sau đây:

Điều 10: Phân loại đất:

” 1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Đất nuôi trồng thủy sản;

g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh..”

Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp

Theo khoản 1, khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 người sử dụng đất được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Đất không có tranh chấp.
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Cách tính thuế đất nông nghiệp khi chuyển nhượng

Tại Điều 12 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định như sau:

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

2. Thuế suất

Thuế suất đối với chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho thuê lại.

4. Cách tính thuế

a) Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%

b) Trường hợp chuyển nhượng bất sản là đồng sở hữu thì nghĩa vụ thuế được xác định riêng cho từng người nộp thuế theo tỷ lệ sở hữu bất động sản. Căn cứ xác định tỷ lệ sở hữu là tài liệu hợp pháp như: thoả thuận góp vốn ban đầu, di chúc hoặc quyết định phân chia của toà án,… Trường hợp không có tài liệu hợp pháp thì nghĩa vụ thuế của từng người nộp thuế được xác định theo tỷ lệ bình quân.

Như vậy, thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%

Về việc xác định giá đất tính thuế đối với thửa đất có nhiều vị trí khác nhau

– Tại Điều 6 Thông tư số 153/2011/TT-BTC quy định: “Giá của 1 m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng của thửa đất tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày 01/01/2012.”

Do vậy, đối với trường hợp 01 thửa đất tính thuế có nhiều vị trí khác nhau mà người nộp thuế không khai hoặc khai không đủ (chính xác) vị trí thửa đất tính thuế thì cơ quan thuế căn cứ vào xác nhận của cơ quan chức năng tại bảng kê chi tiết được lập kèm theo Tờ khai thuế để áp giá đất tính thuế theo nguyên tắc:

– Trường hợp UBND cấp tỉnh đã quy định cụ thể cách xác định giá đất làm căn cứ tính thuế đối với thửa đất nằm trên nhiều vị trí khác nhau thì thực hiện theo quy định của UBND cấp tỉnh.

– Trường hợp UBND cấp tỉnh chưa có quy định thì cơ quan thuế phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương xác định giá đất để làm căn cứ tính thuế tương ứng với từng vị trí của thửa đất theo phương pháp bình quân gia quyền hoặc đề xuất phương pháp tính phù hợp với thực tế tại địa phương và báo cáo UBND cấp tỉnh quy định bổ sung.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Cách tính thuế đất nông nghiệp nhanh chóng, đơn giản. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488