Cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

Cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

by Lê Vi

Các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ ăn uống cần thực hiện xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Ngoài ra, đối với các cơ sở sản xuất thực đây cũng là điều kiện cơ sở để các tổ chức, cá nhân tiến hành đăng ký công bố sản phẩm sau này. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

Cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

Cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

Căn cứ pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm 2010
  • Nghị định 15/2018/ NĐ-CP

Giấy chứng nhận vệ sinh an toán thực phẩm là gì?

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một loại giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các công ty, hộ kinh doanh cá thể có phát sinh hoạt động kinh doanh thực phẩm, sản xuất thực phẩm, nhà hàng, quán cà phê, cơ sở chế biến,..nhằm các cơ sở này đáp ứng đủ các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng đồng thời phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về thực phẩm.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

Đối với hộ kinh doanh sản xuất, kinh doanh thực phẩm muốn xin giấy chứng nhận  vệ sinh an toàn thực phẩm cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có đầy đủ diện tích, địa điểm phù hợp đảm bảo khoảng cách an toàn với các nguồn gây độc hại hoặc nguồn gây ô nhiễm;
  • Có nguồn nước đầy đủ, đạt yêu cầu phục vụ cho sản xuất và chế biến;
  • Có đầy đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, phục vụ đóng gói, vận chuyển, bảo quản thực phẩm;
  • Có thiết dụng cụ và thiết bị rửa, khử trùng, sát trùng, thiết bị phòng chống côn trùng, động vật gây hại đến sức khỏe con người;
  • Tuân thủ đúng các yêu cầu về kiến thức, sức khỏe của chủ thể sản xuất kinh doanh;

Hộ kinh doanh cá thể gồm các mặt ngành nghề thực phẩm

  • Cơ sở sản xuất thực phẩm;
  • Cửa hàng, quán ăn kinh doanh dịch vụ ăn uống;
  • Quán cafe, nước giải khát;
  • Các hệ thống cửa hàng tiện lợi, bán thức ăn nhanh;
  • Các dịch vụ thực phẩm liên quan khác….

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì các cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh ngành nghề thực phẩm với hình thức hộ kinh doanh cá thể phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại phòng y tế UBND Quận (Huyện) nơi mà cá nhân hay tổ chức đang kinh doanh thực phẩm.

Xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh

Tùy vào sản phẩm kinh doanh, sản xuất trên thực tế mà hiện nay có 3 cơ quan ban ngành liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó:

  • Đối với Bộ Y Tế bao gồm 2 cơ quan chủ yếu cấp giấy là Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Tỉnh/ Thành Phố hay Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm;
  • Đối với Bộ Nông Nghiệp gồm Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tỉnh/ Thành Phố hay Sở Nông Nghiệp Tỉnh/ Thành Phố;
  • Đối với Bộ Công Thương gồm: Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tỉnh/ Thành Phố hay Sở Công Thương Tỉnh/ Thành Phố.

Quy trình đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm cho Hộ kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị danh sách hồ sơ theo hướng dẫn như trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền cấp tùy theo loại cơ sở của hộ kinh doanh.

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận ATVSTP và thông báo bằng văn bản gửi đến cơ sở nếu như hồ sơ không hợp lệ.

Lưu ý: Trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về hồ sơ không hợp lệ nhưng cơ sở không phản hồi để bổ sung hồ sơ thì hồ sơ này sẽ bị cơ quan tiếp nhận hủy bỏ.

Bước 4: Sau khi thẩm duyệt hình thức hồ sơ đầy đủ giấy tờ, trong vòng 10 ngày làm việc Cơ quan có thẩm quyền tiến hành lập Đoàn thẩm định cơ sở (từ 03 – 05 người tùy thuộc vào quy mô, loại hình kinh doanh) để trực tiếp đi đánh giá, báo cáo tình hình thực tế nhà xưởng.

Bước 5: Đoàn thẩm định cơ sở sẽ tiến hành đối chiếu thông tin cũng như thẩm định tình trạng thực tế tại cơ sở so với bộ hồ sơ đăng ký được nộp tại cơ quan theo đúng quy định, thẩm quyền.

Bước 6: Từ kết quả ở bước 5, trường hợp cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện và đúng như hồ sơ an toàn thực phẩm báo cáo thì cơ quan sẽ cấp Giấy chứng nhận ATVSTP. Trường hợp cơ sở không đủ điều kiện, biên bản thẩm định của Đoàn sẽ ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng cho hộ kinh doanh).

Trường hợp nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt  động của cơ sở.

Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép

Thời hạn giải quyết 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra điều kiện đảm bảo toàn thực phẩm thực tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của hộ kinh doanh.

Trường hợp hộ kinh doanh đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; còn nếu không đủ điều kiện thì từ chối và  trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Hiệu lực của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực 03 năm kể từ ngày cấp.

Lưu ý: Trước 06 tháng tính đến ngày giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hết hạn, hộ kinh doanh phải nộp hồ sơ xin cấp lại trong trường hợp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Trên đây bài tư vấn pháp lý về vấn đề Cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý độc giả vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488