Tặng cho tài sản là giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng diễn ra phổ biến trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn không ít người chưa xác định đúng hoặc không hiểu rõ về các đặc điểm pháp lý của loại hợp đồng này. Do đó, trong quá trình thực hiện hợp đồng tặng cho tài sản không ít người gặp rủi ro, trở thành bên vi phạm hoặc bị vi phạm trong hợp đồng. Bởi lẽ đó, Luật Đại Nam thực hiện bài viết này để giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn chi tiết hợp đồng tặng cho tài sản là gì?
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Dân sự
- Các văn bản pháp lý liên quan khác
Hợp đồng tặng cho tài sản là gì?
Theo quy định tại Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
“Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận.”
Như vậy, hợp đồng tặng cho tài sản về bản chất là hành vi pháp lý đơn phương của bên tặng cho tài sản, bên được tặng cho không có nghĩa vụ phải nhận tài sản nếu không muốn.
Hợp đồng tặng cho tài sản chỉ phát sinh hiệu lực khi bên được tặng cho đồng ý nhận tài sản.
Đặc điểm pháp lý của hợp đồng tặng cho
Hợp đồng tặng cho có các đặc điểm như sau:
- Là hợp đồng không có đền bù: Khi bên tặng cho chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho thì bên được tặng cho không có nghĩa vụ trả lại cho bên tặng cho bất kì lợi ích nào.
- Là hợp đồng thực tế: Khi bên được tặng cho nhận tài sản thì khi đó quyền của các bên mới phát sinh.
Đối tượng và hình thức của hợp đồng tặng cho
Đối tượng của hợp đồng là động sản
Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là động sản (Điều 458 Bộ luật dân sự năm 2015).
Theo đó, hợp đồng tặng cho động sản có thể được lập dưới hình thức bằng miệng hoặc bằng văn bản có thể công chứng, chứng thực, đăng kí do các bên tự thỏa thuận.
Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Đối tượng của hợp đồng là bất động sản
Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là bất động sản (Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015).
- Nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật thì hợp đồng tặng cho bất động sản bắt buộc phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký và sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
- Nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho bất động sản không bắt buộc phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký và sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Đối tượng là quyền sở hữu
Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là quyền tài sản (quyền yêu cầu người khác).
Trường hợp này được điều chỉnh bởi các quy định về chuyển quyền yêu cầu.
Sau khi tặng cho, người được tặng cho trở thành người có quyền đối với bên có nghĩa vụ.
Nếu đối tượng của hợp đồng tặng cho là quyền sử dụng đất thì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bắt buộc phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực (điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013).
>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu
Quyền và nghĩa vụ của các bên
Bên tặng cho
Quyền của bên tặng cho
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại (khoản 3 Điều 462 Bộ luật dân sự năm 2015).
Nghĩa vụ của bên tặng cho
Bên tặng cho phải tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình.
Trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản (Điều 460 Bộ luật dân sự năm 2015).
Bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo về khuyết tật của tài sản tặng cho để:
- Tạo điều kiện cho bên được tặng cho sử dụng tài sản một cách tốt nhất,
- Lường trước được những hậu quả khi sử dụng tài sản được tặng cho,
- Tránh được những thiệt hại có thể xảy ra.
Trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho.
Nếu bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Điều 461 Bộ luật Dân sự năm 2014).
Trường hợp bên tặng cho đưa ra điều kiện trước khi giao tài sản hoặc sau khi giao tài sản thì điều kiện đó phải có thể thực hiện được và không trái với pháp luật, đạo đức xã hội (khoản 1 Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015).
Nếu điều kiện phải thực hiện là một nghĩa vụ trước khi giao tài sản mà sau khi bên được tặng cho thực hiện xong điều kiện đó thì bên tặng cho phải chuyển giao tài sản tặng cho.
Nếu bên tặng cho không giao tài sản thì phải bồi thường những chi phí, công sức mà bên được tặng cho đã thực hiện hoặc chi phí đã bỏ ra (khoản 2 Điều 462 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Bên được tặng cho
Quyền của bên được tặng cho
Bên được tặng cho có những quyền lợi như sau:
- Bên được tặng cho có quyền nhận hoặc không nhận tài sản tặng cho.
- Đối với tặng cho động sản, trước khi tặng cho, các bên dù thỏa thuận, bên được tặng cho có quyền từ chối nhận tài sản vì hợp đồng chưa có giá trị pháp lí.
Trong khi thực hiện hợp đồng, bên được tặng cho vẫn có quyền không nhận tài sản. Hợp đồng tặng cho chấm dứt khi bên được tặng cho nhận tài sản.
- Đối với tặng cho bất động sản mà hợp đồng đã được lập thành văn bản có chứng thực, chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tài sản chưa được chuyển giao mà bên tặng cho chết thì hợp đồng chấm dứt, bởi vì chỉ có bên tặng cho mới có quyền chuyển giao tài sản.
Nghĩa vụ của bên được tặng cho
Việc tặng cho bất động sản phải lập thành văn bản có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nếu tài sản đăng ký quyền sở hữu thì người được tặng cho phải đăng kí tại cơ quan có thẩm quyền.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chi tiết về hợp đồng tặng cho tài sản“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: