Người có công với cách mạng được Nhà nước, xã hội hỗ trợ quan tâm chăm sóc, ưu tiên, miễn giảm sử dụng các dịch vụ, giúp họ cải thiện cuộc sống tuỳ vào từng đối tượng cụ thể theo quy định. Vậy chính sách về đất đai, nhà ở dành cho người có công được pháp luật quy định như thế nào? Cùng Luật Đại Nam giải đáp các vấn đề liên quan trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý:
- Luật Đất đai năm 2013;
- Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14;
- Nghị định 131/2021/NĐ-CP
Người có công bao gồm những đối tượng nào?
Căn cứ tại Điều 3, Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 ngày 9/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi người có công với cách mạng quy định Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với Cách mạng.
- Người có công với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 1.1.1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 1.1.1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31.12.1993; người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
Chính sách về đất đai, nhà ở dành cho người có công
Chính sách về đất đai
- Những người có công được hưởng chế độ miễn tiền sử dụng đất
Căn cứ tại Điều 104 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP quy định:
- Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với các đối tượng sau:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên.
- Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.
- Miễn tiền sử dụng đất khi mua nhà ở (loại nhà nhiều tầng nhiều hộ ở) đang thuê thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- Những người có công được hưởng chế độ giảm tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 105 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.
- Những người có công được ưu tiên giao đất hoặc cho thuê đất theo quy định tại Điều 108 và 109 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.
- Người có công được hưởng ưu tiên hỗ trợ, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 86 Luật đất đai năm 2013 quy định:
“Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.”
Chính sách về nhà ở
Được hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công
Căn cứ tại Điều 99 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP hướng dẫn pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng quy định:
- Các hình thức hỗ trợ nhà ở
- Tặng nhà: Nhà nước và xã hội tặng nhà tình nghĩa đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Hỗ trợ khi thuê nhà ở xã hội, nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Điều 100 Nghị định này.
- Hỗ trợ khi mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước (không bao gồm tiền sử dụng đất) theo quy định của pháp luật về nhà ở.
- Hỗ trợ giải quyết cho mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không phải do Nhà nước đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về nhà ở.
- Hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.
- Hỗ trợ kinh phí để cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng mới đối với nhà ở tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng theo quy định tại Điều 102 Nghị định này.
- Nguyên tắc hỗ trợ cải thiện nhà ở:
- Căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở và phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước.
- Kết hợp, lồng ghép với các chương trình đầu tư, hỗ trợ khác của Trung ương, địa phương và khuyến khích cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát, phân bổ công bằng và hợp lý các nguồn lực hỗ trợ.
- Phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật khác có liên quan.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về chính sách về đất đai, nhà ở dành cho người có công để bạn đọc tham khảo. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Hành vi lấn chiếm đất đai bị xử phạt như thế nào?
- Hướng dẫn viết Đơn đăng ký biến động đất đai – Mẫu 09/ĐK
- Luật sư đất đai là gì?