Vì có khá nhiều người không biết công chứng và chứng thực là hai khái niệm khác nhau nên tại bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ giải đáp chi tiết chứng thực là gì cùng các quy định liên quan đến chứng thực. Mời bạn đọc cùng tham khảo !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 23/2015/NĐ-CP
Chứng thực là gì?
Chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận về việc các giấy tờ, văn bản, chữ ký hoặc thông tin của cá nhân là chính xác, hợp pháp. Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thủ tục chứng thực được thực hiện với các đối tượng sau:
Thứ nhất, chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Thứ hai, chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
Thứ ba, chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Chứng thực gồm những loại hình nào?
Căn cứ nội dung chứng thực theo Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, có thể chia chứng thực thành 04 loại: Cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực sao y bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng và giao dịch. Trong đó, với từng loại hình khác nhau sẽ có quy định khác nhau:
Cấp bản sao từ sổ gốc
Đây là thủ tục mà tổ chức, cơ quan đang quản lý sổ gốc (sổ do cơ quan có thẩm quyền lập ra khi cấp bản chính trong đó có đầy đủ, chính xác nội dung như bản chính đã cấp), căn cứ vào sổ gốc này để cấp bản sao. Nội dung của bản sao từ sổ gốc và sổ gốc đầy đủ, chính xác như nhau.
Do đó, khi cơ quan, tổ chức được nhận bản sao từ sổ gốc thì không được yêu cầu xuất trình bản chính trừ trường hợp có căn xác định bản sao này là giả mạo hoặc bất hợp pháp. Nếu có căn cứ nêu trên, cơ quan, tổ chức có thể yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc xác minh.
Chứng thực sao y bản chính
Đây có lẽ là thủ tục phổ biến nhất mà người dân thường gặp khi đề cập đến chứng thực là gì. Theo đó, chứng thực bản sao từ bản chính không giống cấp bản sao từ sổ gốc mà nó là hình thức căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Như vậy, có thể thấy, bản sao từ sổ gốc là căn cứ vào sổ gốc còn đây chứng thực bản sao từ bản chính là việc căn cứ vào bản chính. Trong đó, bản sao có thể là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy, bản photo.
Thực tế, về hình thức, bản sao từ sổ gốc vẫn là bản có dấu đỏ. Tuy nhiên, bản chứng thực từ bản chính là bản photo lại nên không có dấu đỏ mà chỉ có dấu chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Chứng thực chữ ký
Chứng thực chữ ký là thủ tục mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng kiến người yêu cầu trực tiếp ký vào văn bản, hợp đồng. Và cơ quan này, chứng nhận chữ ký trong hợp đồng, giấy tờ là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
Lưu ý, người yêu cầu chứng thực chữ ký phải tự chịu trách nhiệm về nội dung giấy tờ, văn bản mà mình ký khi yêu cầu chứng thực chữ ký. Đặc biệt, với những giấy tờ, văn bản có nội dung dưới đây thì không được yêu cầu chứng thực:
– Nội dung yêu cầu chứng thực trái pháp luật, đạo đức xã hội; có nội dung tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc xuyên tạc lịch sử dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
– Giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực có nội dung là hợp đồng, giao dịch hoặc trường hợp khác do pháp luật quy định.
>> Xem thêm: Mức bồi thường chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn
Chứng thực hợp đồng, giao dịch
Bên cạnh công chứng thì hợp đồng, giao dịch cũng được thực hiện chứng thực. Trong đó, người thực hiện chứng thực phải chịu trách nhiệm về các nội dung sau đây:
- Thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch.
- Năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký/điểm chỉ của các bên trong hợp đồng, giao dịch.
Với các hợp đồng, giao dịch có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội, người thực hiện chứng thực có quyền từ chối.
Giá trị pháp lý của văn bản chứng thực:
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, văn bản chứng thực có giá trị pháp lý như sau:
– Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
– Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Lưu ý:
Đối với những giấy tờ, văn bản đã được chứng thực không đúng quy định pháp luật thì giá trị pháp lý được xác định theo Điều 7 Thông tư 01/2020/TT-BTP như sau:
– Các giấy tờ, văn bản được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không đúng quy định thì không có giá trị pháp lý.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ban hành quyết định hủy bỏ giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản chứng thực đối với giấy tờ, văn bản do Phòng Tư pháp chứng thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ban hành quyết định hủy bỏ giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản chứng thực đối với giấy tờ, văn bản do cơ quan mình chứng thực.
>> Xem thêm : Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Sau khi ban hành quyết định hủy bỏ giấy tờ, văn bản chứng thực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đăng tải thông tin về giấy tờ, văn bản đã được chứng thực nhưng không có giá trị pháp lý lên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và các cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm ban hành quyết định hủy bỏ giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản chứng thực đối với giấy tờ, văn bản do cơ quan mình chứng thực và đăng tải thông tin về giấy tờ, văn bản đã được chứng thực nhưng không có giá trị pháp lý lên Trang thông tin điện tử của cơ quan mình.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Chứng thực là gì? Giá trị pháp lý của văn bản chứng thực“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ