Cơ chế giải quyết tranh chấp đối với đầu tư nhà nước

by Hồ Hoa

Cơ chế giải quyết tranh chấp đối với đầu tư nhà nước như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Tranh chấp thương mại, hợp đồng thương mại

Tranh chấp thương mại, hợp đồng thương mại

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
  • Luật Thương mại 2005;
  • Luật Dân sự 2015;
  • Luật Đầu tư .

Tranh chấp đầu tư quốc tế là gì?

Tranh chấp đầu tư quốc tế xuất phát từ các bất đồng liên quan đến quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ đầu tư quốc tế. Các bất đồng này có thể bao gồm việc thực hiện các hiệp định bảo vệ đầu tư, các hiệp định quốc tế về đầu tư hoặc các hợp đồng và thỏa thuận đầu tư.

Các bên trong tranh chấp có thể là các quốc gia thành viên ký kết các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư, hoặc là các bên trong các hợp đồng và thoả thuận giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra, còn có các tranh chấp liên quan đến các quan hệ đầu tư khác.

Hiệp định thương mại tự do là gì?

Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một thỏa thuận quốc tế nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ thuế quan và các rào cản phi thuế quan giữa các nước thành viên. Hiệp định tự do thế hệ mới là một khái niệm được sử dụng phổ biến hiện nay. Theo đó FTA không chỉ tập trung vào việc giảm thuế quan và rào cản phi thuế quan. Mà bên cạnh đó còn mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các lĩnh vực khác như cạnh tranh, mua sắm, đầu tư, thương mại điện tử.

Hầu hết các FTA thế hệ mới cũng bao gồm các nguyên tắc tự do hoá đầu tư và bảo hộ nhà đầu tư. Ngoài ra, một số FTA thế hệ mới còn bao gồm các nội dung vốn được coi là phi thương mại như lao động, phát triển bền vững, môi trường và quản trị tốt.

Cuối cùng, các nội dung có trong các FTA trước đây cũng được quy định chi tiết và mở rộng các biện pháp được điều chỉnh hơn. Ví dụ như thương mại hàng hóa, bảo vệ sức khoẻ con người và động thực vật.

Xem thêm: Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động

Cơ chế giải quyết tranh chấp đối với đầu tư nhà nước là gì?

Giải quyết tranh chấp đầu tư nhà nước (ISDS) là một điều khoản quan trọng trong các hiệp định thương mại và đầu tư quốc tế. Theo điều khoản này, các nhà đầu tư có quyền khởi kiện và giải quyết tranh chấp với các chính phủ của các quốc gia khác nhau. Nếu các chính phủ này vi phạm các quyền của nhà đầu tư dưới quyền luật quốc tế.

Ví dụ: Nếu một nhà đầu tư đầu tư trong một quốc gia thành viên của một hiệp định thương mại. Sau đó quốc gia đó vi phạm hiệp ước. Nhà đầu tư đó có thể khởi kiện chính phủ của quốc gia đó đối với vi phạm đó.

Xem thêm: Tranh chấp lao động tập thể với người sử dụng lao động

Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp hợp đồng đầu tư của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng đầu tư;
  • Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn, chuẩn bị liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng đầu tư;
  • Hướng dẫn các thủ tục, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng đầu tư;
  • Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Cơ chế giải quyết tranh chấp đối với đầu tư nhà nước “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488