Ủy quyền là một trong những biện pháp giúp người không thể tự mình thực hiện giao dịch, hợp đồng, công việc. Vậy trong việc ly hôn thì có được ủy quyền không? Nộp đơn ly hôn tại Tòa có được ủy quyền không? Qua bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ giải đáp về nội dung Có được ủy quyền nộp đơn ly hôn không? như sau:
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
- Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 hướng dẫn mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án với các quy định về án phí dân sự, tạm ứng án phí dân sự, án phí hình sự sơ thẩm, phúc thẩm, án phí hành chính sơ thẩm, phúc thẩm.
Nộp đơn ly hôn ở đâu?
Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn cấp sơ thẩm là Tòa án nhân dân cấp huyện.
Trường hợp thuận tình ly hôn
Vợ chồng có thể nộp đơn ly hôn đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn.
Trường hợp đơn phương ly hôn
Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc về Tòa án nơi bị đơn làm việc,cư trú. Do đó, Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết đối với trường hợp đơn phương ly hôn sẽ là nơi bị đơn làm việc, cư trú.
Ủy quyền nộp đơn ly hôn là gì?
Theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện được hiểu là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh một cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện các giao dịch với mục đích là vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân đó. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015, căn cứ xác lập quyền đại diện được quy định như sau:
- Đại diện theo ủy quyền: Là việc xác lập theo ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện;
- Đại diện theo pháp luật: Là việc xác lập theo theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy, ủy quyền là một trong những hình thức của đại diện. Trong đó, một người sẽ đại diện cho người khác với mục đích thực hiện một số công việc trong phạm vi ủy quyền và thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận. Ngoài ra, thỏa thuận về ủy quyền sẽ được lập thành văn bản giới dạng hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền và được công chứng theo quy định pháp luật.
Từ đó, ủy quyền nộp đơn ly hôn được hiểu là việc một người nào đó được vợ hoặc chồng ủy quyền để mang đơn ly hôn của mình đến tòa án có thẩm quyền để nộp thay mình.
Hiện nay, cá nhân có thể ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện các thủ tục pháp lý. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều có thể thực hiện việc ủy quyền. Vậy trường hợp ủy quyền nộp đơn ly hôn thì sao?
Có được ủy quyền cho người khác nộp đơn ly hôn không?
Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ngoài vợ, chồng có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn còn có những người khác trong trường hợp:
Một bên vợ, chồng không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác, đồng thời vợ, chồng là nạn nhân và bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ bởi việc bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm thì người thân thích khác hoặc cha, mẹ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn nhưng người vợ thì có quyền này.
Ngoài ra, tại khoản 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nêu rõ, Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Đối với việc ly hôn, người khác không thể thay mặt đương sự tham gia tố tụng vì đương sự không được phép ủy quyền. Trường hợp người thân thích khác hoặc cha, mẹ yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình từ thì họ sẽ là người đại diện.
Từ các quy định trên, dù là đơn phương hay thuận tình ly hôn thì pháp luật không cho phép vợ chồng ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng trong việc giải quyết ly hôn.
Tuy nhiên, quy định chỉ cấm việc ủy quyền tham gia tố tụng chứ không có quy định cấm về những vấn đề liên quan đến việc ly hôn khác. Trong đó có việc nộp đơn ly hôn.
Vì vậy, khi thực hiện thủ tục ly hôn thì vợ, chồng hoàn toàn có thể nhờ người khác khác nộp đơn ly hôn đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ vợ chồng cũng như chia tài sản hoặc giải quyết việc cấp dưỡng (nếu có).
Có được ủy quyền cho luật sư giải quyết ly hôn
Như đã đề cập ở trên, khi thực hiện thủ tục ly hôn thì các đương sự không được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng thay mình trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì cha, mẹ, người thân thích khác sẽ là người đại diện:
Khi một bên vợ, chồng không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác, đồng thời vợ, chồng là nạn nhân và bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ bởi việc bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra.
Do đó, trừ trường hợp nêu trên thì không được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng trong giải quyết ly hôn. Đồng nghĩa, vợ chồng đều phải tự mình tham gia tố tụng khi giải quyết ly hôn tại Tòa và chỉ có một trường hợp người khác được làm người đại diện là cha, mẹ hoặc người thân tích khác như đã nêu trên.
Như vậy, vợ, chồng không được ủy quyền cho luật sư tham gia tố tụng trong việc ly hôn. Tuy nhiên, luật sự vẫn có thể tư vấn về việc nuôi con, phân chia tài sản… để việc ly hôn được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi nhất.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Có được ủy quyền nộp đơn ly hôn không? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM