Có phải thông báo có việc làm khi đang hưởng BHTN

by Trần Giang

Hiện nay có rất nhiều trường hợp đang hưởng Bảo hiểm thất nghiệp thì tìm được công việc mới trong thời gian trên. Tuy nhiên họ lại chưa kết thúc quá trình hưởng trợ cấp, vậy trong trường hợp này có cần báo cho cơ quan có thẩm quyền để tìm cách giải quyết không?. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu thông tin về việc: Có phải thông báo có việc làm khi đang hưởng BHTN.

Co-phai-thong-bao-co-viec-lam-khi-dang-huong-bao-hiem-that-nghiep.jpg

Có phải thông báo có việc làm khi đang hưởng BHTN?

Cơ sở pháp lý

  • Luật việc làm năm 2013
  • Nghị định 61/2020/NĐ-CP

Người lao động được xác định là có việc làm khi nào?

Người lao động được xác định là có việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Đã giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động có hiệu lực theo quy định của pháp luật;

– Có quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm trong trường hợp này là ngày người lao động được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm ghi trong quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm;

– Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với trường hợp người lao động là chủ hộ kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp người lao động là chủ doanh nghiệp. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày người lao động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về việc hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh;

– Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động.

Có phải thông báo có việc làm khi đang hưởng BHTN?

Căn cứ Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP như sau:

“Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người lao động thuộc các trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, d và h khoản 1 Điều này, người lao động phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và kèm theo bản sao giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày ghi trên dấu bưu điện.”

Do đó, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động có việc làm sẽ phải thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đã nộp hồ sơ và hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Có việc làm khi đang hưởng BHTN  nhưng không thông báo có bị phạt?

Tại Khoản 1, Điều 10, Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định hàng tháng NLĐ phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với Trung tâm dịch vụ việc làm theo Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư này (trừ trường hợp đặc biệt) trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Theo đó, trường hợp NLĐ có việc làm sẽ phải khai báo sự thật đã có việc làm để cắt hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Nhiều NLĐ nghĩ rằng khi có việc làm không thông báo lên Trung tâm dịch vụ việc làm, hoặc thông báo muộn vài tháng để được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, việc làm này rất dễ bị phát hiện do tại nơi làm việc mới NLĐ sẽ phải khai báo thông tin cá nhân và làm hồ sơ BHXH. Thông tin cá nhân của NLĐ sẽ được chuyển đến cơ quan BHXH, khi tiến hành  kiểm tra các các bộ sẽ rất dễ dàng thấy được sai phạm trong việc NLĐ không khai báo chính xác để trục lợi trước mắt.

Trường hợp bị phát hiện không trung thực khi khai báo về tình hình tìm kiếm việc làm sẽ không chỉ khiến NLĐ phải hoàn trả số tiền trợ cấp thất nghiệp mà còn bị phạt khi khai báo sai sự thật về tình hình tìm việc làm của mình.

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 27, Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 (được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 20, Điều 1, Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2005) quy định về vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ BHXH, BHTN như sau:

“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp sau đây:

c) Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: tìm được việc làm;…”

Theo đó, NLĐ sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi cơ quan BHXH phát hiện hành vi vi phạm.

Tại Khoản 6, Điều 27, Nghị định 95/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 20, Điều 1, Nghị định 88/2015/NĐ-CP) nêu rõ:

“6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;”

Như vậy, ngoài việc bị phạt hành chính thì NLĐ  phải nộp lại số tiền trợ cấp thất nghiệp của các tháng đã hưởng trong khi đã có việc làm theo quyết định truy thu của cơ quan BHXH.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Có phải thông báo có việc làm khi đang hưởng BHTN. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488