Cổ phần phổ thông là gì? Cổ đông sáng lập có bắt buộc phải có cổ phần phổ thông không

by Lê Vi

Khi góp vốn vào một công ty chắc hẳn điều mà nhà đầu tư quan tâm đến chính là quyền lợi của mình sau khi góp vốn. Trong công ty cổ phần có nhiều loại cổ phần khác nhau, trong đó cổ phần phổ thông là loại cổ phần phổ biến và bắt buộc phải có trong các công ty cổ phần. Bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ cung cấp thông tin cho bạn về Cổ phần phổ thông là gì? Cổ đông sáng lập có bắt buộc phải có cổ phần phổ thông không?

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;

Cổ phần phổ thông là gì?

Cổ phần là vấn đề pháp lý cơ bản của công ty cổ phần. Cổ phần mang bản chất là quyền tài sản được thể hiện bằng cổ phiếu, nó là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ của công ty. Vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

Cổ phần phổ thông là cổ phần bắt buộc phải có của công ty cổ phần. Người sở hữu cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông. Là chủ sở hữu của công ty cổ phần nên họ có quyền quyết định những vấn đề rất quan trọng liên quan đến công ty cổ phần.

Đặc điểm của cổ phần phổ thông:

  • Cổ phần phổ thông được phát hành rộng rãi ra công chúng. Nhà đầu tư có thể sở hữu cổ phần phổ thông trên thị trường sơ cấp (phát hành lần đầu) hoặc thị trường thứ cấp (mua bán trên thị trường chứng khoán hoặc chuyển nhượng, thừa kế,… ).
  • Mức giá của cổ phần phổ thông được ấn định theo luật (10.000 đồng/cổ phần) hoặc theo mức giá tại thị trường chứng khoán.
  • Cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
  • Cổ phần phổ thông không thể chuyển thành cổ phần ưu đãi. Ngược lại, cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
  • Cổ phần phổ thông có khả năng sinh lời tốt hơn hầu hết các loại chứng khoán khác bao gồm cả trái phiếu. Người nắm giữ cổ phần phổ thông được hưởng lợi khi kết quả kinh doanh của công ty khả quan, kinh tế vĩ mô ổn định.
  • Cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
Cổ phần phổ thông là gì? Cổ đông sáng lập có bắt buộc phải có cổ phần phổ thông không

Cổ phần phổ thông là gì? Cổ đông sáng lập có bắt buộc phải có cổ phần phổ thông không

Cổ đông sáng lập có bắt buộc phải có cổ phần phổ thông không?

Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

Điều 119. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
1. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập; công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.
Trường hợp không có cổ đông sáng lập, Điều lệ công ty cổ phần trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.
2. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, theo điều khoản này, các cổ đông sáng lập đều phải sở hữu cổ phần phổ thông trong công ty. Các cổ đông sáng lập cùng nhau đăng ký mua ít nhất là 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

Cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông có quyền gì? 

Cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông gồm cổ đông phổ thông và cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông. Cụ thể quyền của họ được quy định như sau:

Đối với cổ đông phổ thông

Theo Khoản 1 Điều 115 Luật doanh nghiệp 2020 quy định cổ đông phổ thông có quyền sau đây:

1. Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

2. Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

3. Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;

4. Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 120, Khoản 1 Điều 127 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

5. Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình;

6. Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;

7. Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.

Đối với cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông

Theo Khoản 2 Điều 115 quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây:

1. Xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty.

2. Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 115 Luật doanh nghiệp 2020.

3. Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết.

Lưu ý: Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây:

  • Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân;
  • Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
  • Số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty;
  • Vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;

4. Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

 Cổ phần phổ thông đem lại lợi ích và rủi ro gì cho công ty cổ phần:

Lợi ích:

  •  Tăng nguồn vốn cho công ty: Công ty cổ phần phát hành cổ phần phổ thông nhằm mục đích huy động vốn, qua đó có thêm được nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh.
  •  Thu hút nhà đầu tư, gây dựng hình ảnh công ty với nhiều nhà đầu tư, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

Rủi ro:

Việc phát hành quá nhiều cổ phần phổ thông ra công chúng sẽ khiến việc quản lý công ty trở nên khó khăn hơn khi có nhiều người sở hữu, từ đó dẫn đến xung đột lợi ích giữa các cổ đông hoặc sự chi phối hoạt động công ty của cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu phần lớn cổ phần phổ thông.

Trên đây bài tư vấn pháp lý về vấn đề về Cổ phần phổ thông là gì? Cổ đông sáng lập có bắt buộc phải có cổ phần phổ thông không do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý độc giả vui lòng liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488