Cơ quan nhà nước có được thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần không?

by Hồ Hoa

Cơ quan nhà nước có được thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần không? Quy định về quyền thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần thế nào? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Cơ quan nhà nước có được thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần không?

Cơ quan nhà nước có được thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần không?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Luật Phòng, chống tham nhũng 2020

Cơ quan nhà nước là gì?

Theo như nội dung được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức chính phủ năm 2015, khái niệm về cơ quan nhà nước được quy định như sau:

Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành nên bộ máy Nhà nước, là tổ chức/cá nhân mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước theo quy định của Pháp luật.

Cơ quan nhà nước có được thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần không?

Theo điểm a, khoản 2, điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020:

“2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

Theo điểm a, khoản 3, điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020:

“3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

Theo khoản 4, điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020:

“4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:

a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;

b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, cơ quan nhà nước không được sử dụng tài sản của nhà nước để thành lập doanh nghiệp; cũng như góp vốn, mua cổ phần vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh cho các mục đích thu lợi riêng, lập quỹ riêng… cho cơ quan, đơn vị mình. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước có thể thành lập doanh nghiệp nếu sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước theo quy định.

Tại sao cơ quan nhà nước không được thành lập doanh nghiệp?

Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước là những người có quyền hạn và nắm giữ nhiều chức trách và nhiệm vụ quan trọng trong cơ cấu Nhà nước. Đây là nguyên do tại sao viên chức không được thành lập doanh nghiệp. Pháp luật đưa ra quy định này với mục đích chống tiêu cực, tham nhũng và lạm quyền trong xã hội.

Cơ quan Nhà nước mang quyền lực nhà nước và hoạt động được nhờ có nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp. Với vị trí và lợi thế đó, việc không cho phép cơ quan nhà nước thành lập doanh nghiệp riêng nhằm ngăn chặn tình trạng tiêu cực, phòng tránh tham ô tiền ngân sách, tiền thuế của dân.

Nếu như các cơ quan, đơn vị này dùng nguồn ngân sách đó đi thành lập doanh nghiệp mới để thu lợi cho cơ quan đơn vị mình thì nguồn vốn nhà nước sử dụng không được hiệu quả và sẽ gây thất thoát, lạm dụng ngân sách.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cơ quan nhà nước có được thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần không?”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Xem thêm: Trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp giao dịch chứng khoán trong nước

Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp hợp đồng kinh tế của Luật Đại Nam

  • Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp;
  • Áp dụng phương pháp tư vấn, giải quyết tranh chấp thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
  • Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong việc tư vấn doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế;
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Thành công trong nhiều vụ tranh chấp thương mại;
  • Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488