Công chứng hợp đồng vay tiền

by Vũ Khánh Huyền

Vay và cho vay tiền được coi là một giao dịch dân sự được pháp luật quy định và điều chỉnh. Tuy nhiên, thực hiện giao dịch này như thế nào để được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình thì không phải ai cũng nắm rõ. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh các rủi ro pháp lý, người cho vay nên thực hiện việc công chứng hợp đồng này. Qua bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ mang đến cho bạn đọc quy định về Công chứng hợp đồng vay tiền. Mời bạn đọc cùng tham khảo !

Công chứng hợp đồng vay tiền

Công chứng hợp đồng vay tiền

Căn cứ pháp lý

  • Luật Công chứng 2014
  • Luật Dân sự

Giấy vay tiền hợp pháp

Căn cứ Điều 119, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự. Theo đó, để cho vay và vay tiền được coi là giao dịch dân sự cần có những đặc điểm sau:

– Được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể

– Đối với những trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Theo đó, pháp luật không quy định bắt buộc cần phải lập thành giấy vay tiền mà có thể thông qua lời nói hoặc hành vi, tinh nhắn…Đồng thời, cũng không có quy định yêu cầu bắt buộc công chứng hợp đồng vay tiền cá nhân.

Tuy nhiên, để tránh những bất đồng, tranh cãi hay kiện tụng sau này có thể xảy ra thì các bên khi vay hoặc cho vay tiền nên lập thành văn bản dưới dạng giấy vay/hợp đồng vay để có căn cứ xác nhận sự kiện pháp lý trên thực tế là có thật.

>> Xem thêm : Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Giá trị pháp lý

Có công chứng

Để có thể chắc chắn được giấy vay tiền có thể đảm bảo quyền lợi nếu sau này giữa hai bên có tranh chấp phát sinh thì nên công chứng, chứng thực giấy vay tiền hoặc ít nhất là có người làm chứng thì mới xác định được chắc chắn vào thời điểm ký giấy vay tiền là bên vay và bên cho vay cả hai bên đều hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt, không bị đe dọa, lừa dối hoặc ép buộc.

Không công chứng

Như đã trình bày ở phần trên giấy vay tiền vẫn có thể có hiệu lực pháp luật mà không cần công chứng. Tuy nhiên, công chứng được xem như biện pháp đảm bảo quyền lợi bên cho vay nếu như đôi bên có phát sinh tranh chấp. Cho nên, thủ tục công chứng được khuyến khích khi hai bên viết giấy vay tiền hoặc thành lập hợp đồng vay, túy vấn đề này không bắt buộc.

Thủ tục công chứng hợp đồng vay tiền

Bước 1: Nộp hồ sơ

Căn cứ theo quy định tại Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng 2014, khi công chứng giấy vay tiền, hợp đồng vay tiền các bên cần chuẩn bị các giấy tờ sau: Giấy vay tiền hoặc hợp đồng vay đã soạn sẵn, bản sao các giấy tờ tùy thân của bên cho vay và bên vay, giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bên cho vay chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tiền, sổ tiết kiệm, sao kê tài khoản, xác nhận của ngân hàng tại thời điểm lập giấy vay hoặc hợp đồng vay.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hai bên mang đầy đủ giấy tờ đến văn phòng công chứng. Văn phòng công chứng nhận hồ sơ sẽ kiểm tra, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung hoặc chối từ tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng theo Luật định.

Bước 3: Tiến hành công chứng

Trường hợp văn phòng công chứng soạn thảo hợp đồng thì ngay sau khi nhận đủ hồ sơ, công chứng viên sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng.

Nếu người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Trường hợp hợp đồng do hai bên soạn sẵn, công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, nếu trong dự thảo có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng mà không vi phạm quy định theo pháp luật.

Bước 4: Nộp lệ phí và nhận giấy vay hoặc hợp đồng đã công chứng.

Bên công chứng nộp lệ phí, thù lao công chứng, nhận giấy vay tiền hoặc hợp đồng đã công chứng.

>> Xem thêm: Mức bồi thường chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn

Làm sao khi cho vay tiền mà không lo bị “quỵt” nợ?

Nhất định phải làm Giấy cho vay tiền

Khi cho vay tiền, nhất là với số tiền lớn, nên làm Giấy cho vay. Giấy cho vay được xem như một Hợp đồng vay tiền nhằm ràng buộc trách nhiệm của hai bên.

Hợp đồng vay tiền cần có nội dung rõ ràng về thông tin người vay, người cho vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn trả… và có đầy đủ chữ ký của hai bên.

Để Hợp đồng vay tiền có hiệu lực pháp lý, các bên phải đáp ứng các điều kiện như: Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp; Hoàn toàn tự nguyện thực hiện giao dịch cho vay; Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; Lãi suất cho vay không vượt quá 20%/năm.

Nên công chứng, chứng thực Hợp đồng cho vay

Pháp luật không yêu cầu Hợp đồng cho vay phải đánh máy, do đó hai bên có thể là Giấy cho vay viết tay. Pháp luật cũng không yêu cầu Hợp đồng này phải được công chứng, chứng thực, nhưng việc công chứng, chứng thực sẽ giúp bên cho vay dễ dàng chứng minh việc cho vay trước Tòa hơn, nếu phải khởi kiện ra Tòa án do bên vay không trả tiền.

Nắm rõ thủ tục khởi kiện đòi nợ tại Tòa án

Khi đã làm Giấy vay tiền nghĩa là bên cho vay đã “nắm trong tay” căn cứ để có thể làm thủ tục khởi kiện đòi nợ tại Tòa án, trong trường hợp bên vay cố tình không trả.

Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, hồ sơ khởi kiện đòi nợ bao gồm các loại giấy tờ như: Đơn khởi kiện (theo mẫu); Giấy vay nợ; Giấy tờ chứng minh nhân thân của người khởi kiện… Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay nợ cư trú là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

>> Xem thêm : Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Công chứng hợp đồng vay tiền. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Biên bản chấm dứt hợp đồng

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ

Mẫu hợp đồng mua bán đơn giản

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488