Đặc cách giáo viên hợp đồng

by Ngọc Ánh

Giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tương lai cho mỗi quốc gia. Giáo viên, những người truyền đạt kiến thức và giá trị đến thế hệ tương lai, đóng một vai trò không thể thay thế trong hệ thống giáo dục. Vì thế, việc đảm bảo sự ổn định và động viên giáo viên là một yếu tố quan trọng. Trong bài viết này, hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu thêm về Xét đặc cách giáo viên hợp đồng.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 115/2020/NĐ-CP

Luật Cán bộ công chức 2008

Luật Viên chức 2010

Đặc cách giáo viên hợp đồng

Đặc cách giáo viên hợp đồng

Biên chế giáo viên là gì?

Vấn đề biên chế được đặt ra với cán bộ, công chức và viên chức. Do đó, biên chế giáo viên sẽ được hiểu là biên chế của viên chức. Để hiểu rõ về biên chế giáo viên, trước hết cần xem xét viên chức là gì? Có chế độ biên chế với viên chức không?

Theo đó, viên chức là các đối tượng được định nghĩa tại Điều 2 Luật Viên chức năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2019: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Như vậy, không giống cán bộ, công chức có chế độ biên chế mà viên chức nói chung và giáo viên nói riêng không có chế độ biên chế. Việc gọi biên chế giáo viên chỉ là cách để mọi người gọi giáo viên là viên chức ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn với đơn vị sự nghiệp công lập.

Trường hợp giáo viên được hưởng biên chế suốt đời

Giáo viên là một trong những đối tượng viên chức sẽ không còn “biên chế suốt đời” với các trường hợp tuyển dụng từ sau 1/7/2020.

Từ 1/7/2019, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực. Theo đó, viên chức được tuyển dụng mới  sẽ ký hợp đồng xác định thời hạn, xoá bỏ suy nghĩ cứ vào được Nhà nước là ổn định hoàn toàn.

Theo thống kê của Bộ Nội vụ, cả nước có khoảng 58.000 đơn vị sự nghiệp công lập, với 2,5 triệu biên chế (chưa kể đến tổ chức, biên chế trong công an, quân đội và khu vực doanh nghiệp nhà nước).  Trong đó, biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế hưởng lương từ ngân sách nhà nước chiếm trên 85% tổng biên chế viên chức.

Chính vì vậy, chính sách bỏ viên chức suốt đời (hay còn gọi là bỏ biên chế suốt đời) sẽ tác động rất lớn đến ngành giáo dục cũng như y tế.

>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Bỏ biên chế giáo viên

Đội ngũ giáo viên hiện có nhiều tâm tư liên quan đến chính sách mới này.  Bởi trước đó, “bỏ biên chế giáo viên” từng được người đứng đầu ngành giáo dục đề xuất, vì muốn khắc phục tình trạng “biên chế suốt đời”, “chỉ có vào không có ra”, khiến giáo viên sau khi vào biên chế là không còn nỗ lực phấn đấu, không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy trong tình hình mới.

Tuy nhiên, đề xuất này sau đó vấp phải ý kiến trái chiều của đội ngũ giáo viên.  Bởi có một thực tế không ít người lựa chọn nghề giáo vì tâm lý ổn định, được hưởng “biên chế suốt đời”.

Nhưng với việc Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức và chính thức có hiệu lực từ 1/7, thì việc “bỏ viên chức suốt đời” đã có hiệu lực.

Trường hợp ký hợp đồng dài hạn

Để đội ngũ giáo viên yên tâm công tác, Luật quy định rất rõ 3 trường hợp vẫn được ký hợp đồng dài hạn, tức là vẫn được hưởng chính sách “viên chức suốt đời”:

Cụ thể như sau:  Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020; Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức; Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Như vậy, hơn 1 triệu giáo viên đã được tuyển dụng trước 1/7/2020 vẫn sẽ được hưởng “viên chức suốt đời”.  Ngoài ra, những giáo viên tuyển dụng sau 1/7/2020 nhưng công tác ở các vùng khó khăn cũng vẫn được hưởng chính sách này.

Còn giáo viên mới được tuyển dụng từ ngày 1.7.2020 thì đều phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn  từ đủ 12 tháng đến 60 tháng. Như vậy, sẽ không còn chế độ biên chế với những giáo viên này, sự ổn định suốt đời đã không còn nữa.

Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập còn nhu cầu, giáo viên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật, thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải tiếp tục ký kết hợp đồng làm việc với viên chức là giáo viên.

Trường hợp không ký tiếp hợp đồng làm việc đối với giáo viên thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Quy định về xét đặc cách giáo viên vào biên chế

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, giáo viên hợp đồng có thể được xét đặc cách vào viên chức ngành giáo dục (không qua thi tuyển) khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

“Tiếp nhận vào làm viên chức
1. Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng được xem xét tiếp nhận vào làm viên chức đối với các trường hợp sau:
a) Các trường hợp có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các đối tượng quy định tại khoản này), gồm:
Người đang là cán bộ, công chức cấp xã;
Người đang ký hợp đồng lao động làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập theo quy định của pháp luật;
Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
Người đang làm việc tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;
Người đang làm việc trong các tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
b) Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong các ngành, lĩnh vực: Văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, các ngành nghề truyền thống.
c) Người đã từng là cán bộ, công chức, viên chức, sau đó được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc tại lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.”

Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức sẽ tiến hành xem xét tiếp nhận giáo viên hợp đồng vào viên chức mà không cần thông qua thi tuyển. Đồng thời, như đã đề cập, từ ngày 1/7/2020 sẽ không còn tuyển giáo viên vào biên chế nhà nước trừ 03 trường hợp ngoại lệ.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “đặc cách giáo viên hợp đồng”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Giáo viên hợp đồng

Giáo viên nghỉ hè có được hưởng chế độ ốm đau?

Quy định về chế độ thai sản của giáo viên mầm non

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488