Trong quá trình sử dụng đất, chắc chắn không ít trường hợp đất đang sử dụng là dạng đất lấn chiếm, sử dụng sai mục đích- có vi phạm pháp luật về đất đai. Vậy đất vi phạm là gì? Khi nào được cấp sổ đỏ? Khi nào bị thu hồi? Cùng Luật Đại Nam tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- Nghị định 148/2020/NĐ-CP
Đất vi phạm là gì?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị Định 43/2014/NĐ-CP quy định 1 số loại đất sau được coi là đất vi phạm:
- Đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng, như giao thông, thủy lợi,… Sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ.
- Đất lấn, chiếm lề đường, lòng đường, vỉa hè, sau khi nhà nước công bố chỉ giới xây dựng.
- Lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng công trình sự nghiệp, trụ sở, cơ quan, công trình công cộng khác.
- Đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng cho nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trại, trạm, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp.
- Lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép mà chưa được cho phép
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp như trồng cây hàng năm, cây lâu năm…do tự khai hoang.
Những trường hợp đất vi phạm được cấp sổ đỏ
Điều kiện để được cấp sổ đỏ cho đất lấn chiếm
- Sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2014;
- Không có tranh chấp liên quan đến diện tích đất đang sử dụng;
- Sử dụng đất lấn, chiếm trong một số trường hợp pháp luật quy định được xem xét cấp Sổ đỏ.
Cụ thể.
Trường hợp 1. Người đang sử dụng đất ổn định theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị dịnh 43/2014/NĐ-CP
- Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác.
- Nay có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nên diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp 2. Người đang sử dụng đất ổn định theo quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 2 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp thì thực hiện xử lý theo quy định như sau:
Trường hợp tại Điểm a Khoản 2:
- Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét giao khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Trường hợp không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Trường hợp tại Điểm c Khoản 2:
- Trường hợp lấn, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Trường hợp lấn, chiếm đất kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông trường, lâm trường quản lý, sử dụng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi đất lấn, chiếm để trả lại cho nông trường, lâm trường.
Trường hợp 3. Người đang sử dụng đất ổn định theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng mà đất đó không thuộc trường hợp đất bị thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh; thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Những trường hợp đất vi phạm buộc phải thu hồi
Các trường hợp buộc thu hồi đất theo quy định tại Điều 64 Luật Đất đai 2013
Theo Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp buộc phải thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai như sau:
Trường hợp 1:
Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
Trường hợp 2:
Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
Trường hợp 3:
Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
Trường hợp 4:
Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
Trường hợp 5:
Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
Trường hợp 6:
Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
Trường hợp 7:
Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
Trường hợp 8:
Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục;
Đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục;
Đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
Trường hợp 9:
Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng;
Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này;
Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
Các trường hợp có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01/7/2014 theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Trường hợp 1:
Đất vi phạm thuộc trường hợp
- Đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng, như giao thông, thủy lợi,… Sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ.
- Đất lấn, chiếm lề đường, lòng đường, vỉa hè, sau khi nhà nước công bố chỉ giới xây dựng.
- Lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng công trình sự nghiệp, trụ sở, cơ quan, công trình công cộng khác.
mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không điều chỉnh hoặc có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nhưng vẫn thuộc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng,…
Trường hợp 2:
Đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng.
Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét (không chắc chắn giao) giao khoán bảo vệ, phát triển rừng.
Trường hợp 3:
Đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất lấn, chiếm để giao đất cho chủ đầu tư khi triển khai xây dựng công trình đó. Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng đến khi thu hồi đất nhưng phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định và giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất.
Trường hợp 4:
Trường hợp lấn, chiếm kể từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông trường, lâm trường thì UBND cấp tỉnh thu hồi đất lấn, chiếm để trả lại cho nông trường, lâm trường.
Trường hợp 5:
Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất mà đất đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì Nhà nước thu hồi đất trước khi thực hiện dự án, công trình đó.
Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng đến khi thu hồi đất nhưng phải kê khai đăng ký đất theo quy định và phải giữ nguyên hiện trạng đất.
DỊCH VỤ LUẬT ĐẠI NAM CUNG CẤP CHO KHÁCH HÀNG TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
- Tư vấn pháp lý miễn phí.
- Thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục liên quan tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đại diện khách hàng giải quyết các tranh chấp đất đai.
- Bảo vệ quyền và lợi ích liên quan của khách hàng tại phiên tòa.
Trên đây là một số tư vấn pháp lý của Luật Đại Nam đối với đất vi phạm. Mọi vướng mắc liên quan hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ:
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam.
– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Cho thuê lại quyền sử dụng đất: Điều kiện, thủ tục?
- Thủ tục mua đất không có sổ đỏ
- Chưa sang tên sổ đỏ có được bán nhà đất cho người khác?