Đầu tư là gì? Quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư ở nước ta hiện nay

Đầu tư là gì? Quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư ở nước ta hiện nay

by Lê Vi

Trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng cao. Hiện nay nhà nước khuyến khích và bảo hộ hoạt động đầu tư đối với các cá nhân, tổ chức người Việt Nam cũng như nước ngoài dưới những hình thức đầu tư đa dạng. Hiện nay pháp luật Việt Nam ghi nhận những hình thức đầu tư nào? Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Đầu tư là gì? Quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư ở nước ta hiện nay

Đầu tư là gì? Quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư ở nước ta hiện nay

Đầu tư là gì? Quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư ở nước ta hiện nay

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đầu tư năm 2020;
  • Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Đầu tư là gì?

Khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 quy định:

Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh.

Trong đó, vốn đầu tư được hiểu là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Đầu tư là việc sử dụng những nguồn lực có sẵn (gọi chung là vốn) như tiền bạc, vật chất, nhân công, thời gian,… nhằm thu được lợi nhuận và lợi ích kinh tế trong tương lai, lớn hơn rất nhiều so với những gì đã bỏ ra.

Hiểu rộng hơn, đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại, thực hiện một kế hoạch hoạt động, để thu về khoản lợi ích lớn hơn trong tương lai. Hoạt động đầu tư có tính chất thương mại hoặc phi thương mại.

Đầu tư không giống như đánh bạc, chỉ trông cậy vào sự may rủi. Hoạt động đầu tư cần nhiều thời gian, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng, đánh giá và lựa chọn dự án, cũng như đo lường mức độ rủi ro, nhằm mang lại lợi ích kinh tế cao nhất.

Quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư ở nước ta hiện nay

Các hình thức đầu tư

Luật Đầu tư năm 2020 đã quy định rõ các hình thức đầu tư tại Việt Nam. Theo đó, có 4 hình thức đầu tư như sau:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
  • Thực hiện dự án đầu tư.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Theo Điều 22 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ngoài ra các nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
  • Hình thức đầu tư;
  • Phạm vi hoạt động đầu tư;
  • Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
  • Điều kiện khác theo quy định

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Theo Điều 24 Luật Đầu tư 2020, Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Theo khoản 1 Điều 25 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Theo khoản 2 Điều 25 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

b) Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP

Về hợp đồng PPP, Khoản 10 Điều 3 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020 quy định:

Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership – sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.

Theo đó, hợp đồng PPP là hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Đây là loại hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.

Như vậy, trong hợp đồng PPP: Một bên chủ thể ký hợp đồng là cơ quan nhà nước và hợp đồng có nội dung liên quan đến hạ tầng và dịch vụ công.

Theo quy định tại Điều 45 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020 thì có 6 loại hợp đồng dự án theo hình thức đối tác công tư bao gồm:

Nhóm hợp đồng dự án áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng hoặc tổ chức bao tiêu sản phẩm, dịch vụ công, bao gồm:

  • Hợp đồng BOT là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho Nhà nước;
  • Hợp đồng BTO là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; sau khi hoàn thành xây dựng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng cho Nhà nước và được quyền kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định;
  • Hợp đồng BOO là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng, sở hữu, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng;
  • Hợp đồng O&M là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để kinh doanh, quản lý một phần hoặc toàn bộ công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có trong thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng.

Nhóm hợp đồng dự án áp dụng cơ chế Nhà nước thanh toán trên cơ sở chất lượng sản phẩm, dịch vụ công, bao gồm:

  • Hợp đồng BTL là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và chuyển giao cho Nhà nước sau khi hoàn thành; được quyền cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trên cơ sở vận hành, khai thác công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định; cơ quan ký kết hợp đồng thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP;
  • Hợp đồng BLT là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được nhượng quyền để xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trên cơ sở vận hành, khai thác công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định; cơ quan ký kết hợp đồng thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho Nhà nước.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Theo khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020:

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Như vậy, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là hình thức đầu tư được thiết lập trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các nhà đầu tư nhưng không thành lập pháp nhân mới.

Trong đó, quyền và nghĩa vụ của các bên không có sự ràng buộc về mặt tổ chức như ở các hình thức đầu tư thành lập pháp nhân mới mà chỉ ràng buộc với nhau bởi hợp đồng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư đăng ký đầu tư vào Việt Nam

Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Điều 37 Luật Đầu tư năm 2020 quy định các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:

Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định:

  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo khoản 2 Điều 37 Luật Đầu tư năm 2020, các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Đầu tư năm 2020;
  • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 1: Xin cấp chủ trương đầu tư

Bước này chỉ áp dụng đối với những dự án thuộc trường hợp phải xin cấp chủ trương đầu tư.

Tùy theo quy mô của dự án mà thẩm quyền cấp quyết định chủ trương đầu tư là khác nhau theo quy định của Luật Đầu tư.

Thẩm quyền cấp quyết định đầu tư được giao cho ba chủ thể đó là: Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 2: Xin cấp giấy đăng ký đầu tư

Sau khi được cấp chủ trương đầu tư thì chủ dự án phải thực hiện bước tiếp theo là xin cấp giấy phép đầu tư.

Riêng các dự án không phải xin cấp chủ trương đầu tư đây là bước đầu để thành lập doanh nghiệp.

Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Đầu tư là gì? Quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư ở nước ta hiện nay. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488