Đi làm trước khi hết chế độ thai sản có phải đóng BHXH không?

by Trần Giang

Chế độ thai sản là quyền lợi mà người lao động được hưởng khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Vậy những quyền lợi trên được pháp luật quy định như thế nào? Trong trường hợp người lao động đi làm trước khi hết thời gian hưởng chế độ có ảnh hưởng tới quá trình đóng BHXH không? Thấu hiểu tâm lý trên, trong bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ chia sẻ tới bạn đọc thông tin về: Đi làm trước khi hết chế độ thai sản có phải đóng BHXH không?

Di-lam-truoc-khi-het-che-do-thai-san-co-phai-dong-BHXH-khong.jpg

Đi làm trước khi hết chế độ thai sản có phải đóng BHXH không?

Cơ sở pháp lý

  • Bộ Luật Lao động năm 2019;
  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
  • Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Bảo hiểm xã hội là gì?

Căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định khái niệm BHXH như sau: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

BHXH được hình thành dựa trên sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động. 3 yếu tố quan trọng trong BHXH:

  • Đối tượng được hưởng BHXH
  • Điều kiện được hưởng BHXH
  • Mức hưởng và thời hạn hưởng trợ cấp BHXH

Đối tượng hưởng chế độ thai sản

Thứ nhất, Lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, lao động nữ đặt vòng tránh thai hoặc người lao động thực hiện biện pháp triệt sản và lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con theo chế độ thai sản cho chồng.

Thứ hai, lao động nữ sinh con; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi phải đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng.

Thứ ba, lao động nữ sinh con khi mang thai khi đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 12 tháng trở lên nếu muốn nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội đủ 03 tháng trở lên trước khi sinh con trong thời gian 12 tháng;

Thứ tư, người lao động đủ điều kiện thứ hai và thứ ba nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước thời điểm họ nhận con nuôi hoặc sinh con dưới 06 tháng tuổi thì vẫn có thể được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.

Có được hưởng tiếp chế độ thai sản khi đi làm lại trước thời hạn?

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nữ có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi sinh con khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

  •  Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
  • Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Theo quy định tại Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;

– Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

Trường hợp, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định.

Đi làm trước khi hết chế độ thai sản có phải đóng BHXH không?

Tại Điểm c Khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định:

“Điều 12. Mức hưởng chế độ thai sản

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn như sau:

c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.”

Như vậy: Căn cứ quy định trên đây thì trường hợp lao động nữ đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mà đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con (06 tháng) thì kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn nhưng người lao động,  người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của Luật Đại Nam về: Đi làm trước khi hết chế độ thai sản có phải đóng BHXH không? Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần xin liên hệ:

LUẬT ĐẠI NAM

Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

– Hotline Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488