Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân vẫn là một câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Vậy khi thực hiện vấn đề này, cần lưu ý những gì và quy trỉnh ra sao? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về vấn đề này ở bài viết dưới đây!
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Các văn bản pháp luật khác liên quan
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Theo quy định 188 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân.
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Chủ doanh nghiệp:
- Là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên Chủ doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân cao. Chủ Công ty tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
Lưu ý:
Một cá nhân không được thành lập nhiều doanh nghiệp tư nhân. Vì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và phải tự chịu trách nhiệm vô hạn trước các khoản nợ của công ty.
Như vậy, nếu một cá nhân đã chịu trách nhiệm vô hạn rồi mà lại được thành lập nhiều doanh nghiệp khác nữa thì bản thân doanh nghiệp tư nhân không còn mang ý nghĩa “chịu trách nhiệm vô hạn” nữa.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân
- Ngành nghề kinh doanh không thuộc đối tượng pháp luật cấm.
- Tên doanh nghiệp được đặt đúng theo quy định tại điều 24 Luật Doanh nghiệp.
- Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của điều 24 Luật Doanh nghiệp.
- Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.
- Chủ đầu tư không vi phạm điều 9, 10 Luật Doanh nghiệp.
Thủ tục đăng ký kinh doanh
Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ
Hồ sơ thành lập công ty gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của chủ doanh nghiệp
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với Công ty tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại phòng đăng kinh ký doanh
Theo quy định tại điều 12 Luật Doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp phải lập và nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh. Theo quy định dưới đây tại cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung đăng ký kinh doanh.
Thời hạn: Việc đăng ký kinh doanh được hoàn tất trong 15 ngày, kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được đủ hồ sơ. Nếu từ chối việc đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện:
Doanh nghiệp được quyền kinh doanh kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
- Khi kinh doanh các ngành, nghề phải có vốn pháp định thì phải có thêm xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc chứng chỉ hợp pháp chứng minh về số vốn của doanh nghiệp.
- Khi kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của chủ Công ty tư nhân hoặc giám đốc quản lý doanh nghiệp.
Xem thêm: Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì?
Dịch vụ tư vấn Thủ tục thành lập doanh nghiệp của Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc xin giấy phép trước khi tiến hành dịch vụ
- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ cần thiết sau đó rà soát lại
- Soạn thảo các tài liệu để xin giấy phép
- Trực tiếp nộp hồ sơ và thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên phụ trách hồ sơ
- Bàn giao kết quả cho khách hàng trong phạm vi thời gian ký kết
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Hồ sơ thành lập chi nhánh Công ty TNHH mới nhất
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ
- Dịch vụ thành lập công ty tại các tỉnh trên phạm vi toàn quốc