Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm những gì? Hợp đồng mua bán hàng hóa do các bên thỏa thuận với nhau chỉ có giá trị khi hợp đồng này có hiệu lực. Vì vậy, việc xem xét hiệu lực của hợp đồng thương mại là vấn đề đầu tiên cần quan tâm trước tiên. Bài viết này của Luật Đại Nam sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa, mời Quý bạn đọc cùng tham khảo!
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Thương mại
- Luật Dân sự
Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005 là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Còn hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.
Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bản có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
>> Xem thêm: Điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một giao dịch dân sự nên phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, gồm:
Điều kiện về chủ thể
Chủ thể phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập. Đồng thời, khi xác lập và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, các chủ thể tham gia phải hoàn toàn tự nguyện.
Ngoài ra, cần phải lưu ý các vấn đề về đại diện (có thể đại diện theo ủy quyền hoặc đại diện theo pháp luật như người đại diện, phạm vi đại diện, … để tránh các trường hợp người ký hợp đồng không có quyền đại diện cũng như vượt quá phạm vi đại diện.
Điều kiện về hình thức
Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định về hình thức đó, như trường hợp mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại 2005).
Điều kiện về mục đích và nội dung
Soạn thảo hợp đồng đúng quy định
Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa cần đảm bảo không thuộc các trường hợp sau:
- Không thuộc trường hợp vi phạm điều cấm của luật, không vi phạm đạo đức;
- Đối tượng hàng hóa không thuộc hàng hóa cấm kinh doanh, mua bán;
- Đối tượng của hợp đồng không là đối tượng không thể thực hiện được.
>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu
Các trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu
Hợp đồng vô hiệu khi thuộc các trường hợp sau đây:
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo.
Đối với giao dịch dân sự giả tạo nhằm che giấu một hợp đồng dân sự khác thì hợp đồng dân sự giả tạo vô hiệu, còn hợp đồng dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc luật khác có liên quan. Trường hợp xác lập hợp đồng dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì hợp đồng dân sự đó cũng vô hiệu.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
Trừ các trường hợp sau:
- Giao dịch do người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
- Giao dịch chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ
- Giao dịch được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn.
Trường hợp hợp đồng dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu, trừ trường hợp mục đích xác lập hợp đồng dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập hợp đồng dân sự vẫn đạt được.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
- Hợp đồng dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.
- Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được.
>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM:
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ