Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (QSDĐ) là một dạng của hợp đồng tặng cho tài sản. Do tài sản trong hợp đồng là QSDĐ – loại tài sản đặc biệt quan trọng, vì vậy việc chuyển dịch nó thông qua hợp đồng tặng cho được pháp luật quy định chặt chẽ hơn nhiều so với các loại tài sản thông thường khác.Qua bài viết này Luật Đại Nam xin đưa ra những thông tin về vấn đề này để bạn tham khảo về nội dung: Điều kiện để bên được tặng cho quyền sử dụng đất?
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Đất đai năm 2013;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản
Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là động sản hoặc bất động sản theo Điều 458 và 459 BLDS
Tặng cho động sản
Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Tặng cho bất động sản
Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản
Lưu ý:
– Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là quyền tài sản (quyền yêu cầu của người khác). Trường hợp này được điều chỉnh bởi các quy định về chuyển quyền yêu cầu. Sau khi tặng cho, người được tặng cho rở thành người có quyền đối với bên có nghĩa vụ.
– Đối tượng tặng cho là quyền sử dụng đất thì khi tặng cho phải tuân theo quy định Luật đất đai 2013.
Chủ thể là bên nhận tặng cho quyền sử dụng đất:
Chủ thể của tặng cho quyền sử dụng đất là bên được nhận tặng cho quyền sử dụng đất là Nhà nước, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, tổ chức (trong nước) và người Việt Nam định cư ở nước ngoài:
+ Đối với Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, thực hiện quản lý thống nhất toàn bộ đất đai của cả nước; vì vậy, Nhà nước là chủ thể đặc biệt có quyền nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ các hộ gia đình, cá nhân (điểm e khoản 1 Điều 179 Luật đất đai 2013), tổ chức kinh tế ( điểm c khoản 2 Điều 174 Luật đất đai hiện hành) hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam (khoản 2 Điều 186 Luật đất đai hiện hành).
Chủ thể là bên tặng cho quyền sử dụng đất:
Chủ thể của tặng cho quyền sử dụng đất là bên tặng cho quyền sử dụng đất gồm có hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sau:
– Đổi với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê có các quyền và nghĩa vụ chung cho người sử dụng đất quy định tại Điều 166 và Điều 170 Luật đất đai hiện hành, còn có quyển tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 Luật đất đai hiện hành; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều 186 Luật đất đai hiện hành (điểm e khoản 1 Điều 179 Luật đất đai hiện hành). Như vậy, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê được quyền tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phúc lợi, phục vụ lợi ích chung cho cả cộng đồng; có quyền tặng cho quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân khác để tạo điều kiện cho nhau phát triển kinh tế.
Điều kiện để thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Như vậy, điều kiện để thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất như sau:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
- Có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và Điều 194 Luật Đất đai 2013.
Qua bài viết này hi vọng đã cung cấp cho bạn đọc được những thông tin cần tìm hiểu về vấn đề Điều kiện để bên được tặng cho quyền sử dụng đất?của pháp luật do Luật Đại Nam cung cấp. Nếu còn các vấn đề thắc mắc khác chưa được đề cập trong bài viết. Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn.
LUẬT ĐẠI NAM
Địa chỉ: Số 104 Ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
Hotline Yêu cầu dịch vụ: 0967370488
Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai
- Bị lấn chiếm đất đai phải xử lý như thế nào?
- Cho thuê đất theo bộ luật đất đai năm 2013