Với những yêu cầu pháp lý ngày càng chặt chẽ và mang tính phức tạp hơn nên những chủ thể hoạt động ngoài lĩnh vực này luôn gặp phải những khó khăn trong việc thực hiện. Nhưng thời gian gần đây thì những cản trở đó đã có thể được xóa bỏ khi mà những công ty hay văn phòng luật sư nổi lên với chức năng cung cấp các dịch vụ pháp lý để hỗ trợ giải quyết những vấn đề này. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Điều kiện mở văn phòng luật sư và thủ tục thành lập.
Nội Dung Chính
Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp năm 2020;
- Luật luật sư 2006.
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP
Các hình thức tổ chức hành nghề luật sư
Tổ chức hành nghề luật sư được tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật, bao gồm:
* Văn phòng luật sư:
– Do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.
– Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
– Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật.
* Công ty luật:
– Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư.
– Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.
– Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
– Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thỏa thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Điều kiện mở văn phòng luật sư
Điều kiện về chủ sở hữu văn phòng luật sư
Chủ văn phòng luật sư (chủ doanh nghiệp) phải là luật sư (đã được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư do Bộ tư pháp cấp và đã có thẻ luật sư do Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp).
(Theo Quyết định 1319 của Bộ tư pháp 2018 đã bỏ điều kiện: “có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức”).
Điều kiện về địa điểm làm việc
Văn phòng luật sư phải có trụ sở làm việc:
Có trụ sở ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có Đoàn Luật sư mà Trưởng văn phòng là thành viên.
Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.
Trong đó: địa chỉ liên lạc của văn phòng luật sư được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Như vậy, để thuận tiện trong quá trình hoạt động sau này chỉ trụ sở văn phòng luật sư phải xác định rõ 4 cấp.
Ví dụ: Số nhà 25, ngõ 994 đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Không đặt trụ sở văn phòng luật sư tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể: Đối với nhà chung cư, văn phòng luật sư chỉ được đặt trụ sở tại phần Trung tâm thương mại/ Văn phòng của tòa nhà.
Tên của văn phòng luật sư: Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, ví dụ như “Văn phòng luật sư ABC”;
- Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động;
- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
Một luật sư chỉ được phép thành lập một văn phòng luật sư, không được phép thành lập tổ chức hành nghề luật sư khác.
Điều kiện loại hình doanh nghiệp
Văn phòng luật sư chỉ được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ mở văn phòng luật sư
Khi đã đảm bảo đáp ứng được Điều kiện thành lập văn phòng luật sư, bạn cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động (theo mẫu TP-LS-02 ban hành kèm theo Thông tư 02/2015/TT-BTP)
- Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của Trưởng Văn phòng;
- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của văn phòng luật sư.
- Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu người thực hiện thủ tục không phải là Trưởng Văn phòng.
- Dự thảo Điều lệ của văn phòng luật sư.
Thủ tục đăng ký thành lập văn phòng luật sư, công ty luật
– Hồ sơ đăng ký hoạt động: Như đã nêu ở trên
– Nơi đăng ký:
Tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên.
Trường hợp công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.
– Thời hạn: 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; Nếu từ chối thì phải thông báo bằng văn bản.
– Thông báo đến Đoàn luật sư: Trong thời hạn 07 ngày làm việc (kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động), Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Điều kiện mở văn phòng luật sư và thủ tục thành lập. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Thành lập công ty kinh doanh mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản
- Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh karaoke
- Trình tự, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh pháo hoa