Đóng BHTN không liên tục có được hưởng thất nghiệp

by Trần Giang

Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chế độ của người lao động, tuy nhiên để hiểu một cách chuẩn xác về Bảo hiểm thất nghiệp cũng như những quy định có liên quan về loại hình bảo hiểm trên thì không phải ai cũng nắm được. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu thông tin về việc: Đóng BHTN không liên tục có được hưởng thất nghiệp?

Bao-hiem-that-nghiep-co-bat-buoc-dong-khong-1.jpg

Đóng BHTN không liên tục có được hưởng thất nghiệp?

Cơ sở pháp lý

  • Luật việc làm năm 2013
  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm năm 2013 quy định:

“Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp”.

Theo đó có thể thấy bảo hiểm thất nghiệp chính là một chế độ được áp dụng với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, khi họ bị mất việc làm sẽ được chi trả một khoản tiền là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập do bị mất việc, ngoài ra còn được hỗ trợ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trong thời gian nghỉ việc.

Bảo hiểm thất nghiệp có bắt buộc đóng không?

Căn cứ theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định rõ 02 nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia BHTN, cụ thể:

Đối tượng người lao động

Người lao động phải tham gia chế độ BHTN khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

  1. Không xác định thời hạn;
  2. Xác định thời hạn;
  3. Theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Tuy nhiên, người lao động đang trong tình trạng hưởng lương hưu hay trợ cấp mất sức hàng tháng nhưng tiếp tục đi làm thêm có hợp đồng lao động thì sẽ không thuộc diện bắt buộc phải tham gia BHTN.

Đối tượng là đơn vị/người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động phải tham gia BHTN cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động có hiệu lực, bao gồm:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;
  • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác
  • Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động đã nêu.

Trường hợp người lao động đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp động lao động đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHTN.

Đóng BHTN không liên tục có được hưởng thất nghiệp?

Căn cứ Khoản 2 Điều 49 Luật việc làm 2013 quy định:

“Điều 49. Điều kiện hưởng

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;”

Theo quy định, để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn phải đóng từ đủ 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.”

Như vậy chỉ cần bạn đóng từ đủ 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động thì có thể được nhận thất nghiệp, không quan trọng có đóng BHTN liên tục hay không.

Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 61/2020, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm

Thời hạn: Trong 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu nhận trợ cấp thất nghiệp.

Người lao động phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tới trung tâm dịch vụ việc làm mà mình muốn nhận.

Bước 2: Đến trung tâm dịch vụ việc làm nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo phiếu hẹn.

Bước 3: Trong 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động được nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên từ tổ chức bảo hiểm xã hội.

Bước 4: Hàng tháng, người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo đúng quy định.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Đóng BHTN không liên tục có được hưởng thất nghiệp? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488