Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng những phương thức nào ?

by Hồ Hoa

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng những phương thức nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng những phương thức nào ?

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng những phương thức nào ?

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
  • Luật Trọng tài thương mại năm 2010;
  • Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010;
  • Luật Dân sự 2015.

Tranh chấp hợp đồng tín dụng là gì ?

Khi ký hợp đồng tín dụng, các bên thoả thuận và cam kết thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ. Tuy nhiên, khi thực hiện hợp đồng, các bên có thể xảy ra những mâu thuẫn và xung đột, điều này có thể xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.

Như vậy, có thể hiểu tranh chấp hợp đồng tín dụng là những mâu thuẫn phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay là tổ chức tín dụng với bên vay. Đó có thể là những tranh chấp về lãi suất, xử lý tài sản đảm bảo, giải ngân,…

Xem thêm: Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng được hiểu là cách thức mà các tranh chấp hợp đồng tín dụng được giải quyết. Trong các trường hợp xảy ra tranh chấp thì trước hết cần thương lượng, hoà giải để có thể hiểu được khó khăn của các bên mà có sự điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích mà không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa hai bên.

Thương lượng

Đây là phương thức lâu đời nhất. Theo đó, các bên trong tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự giúp đỡ hay phán quyết của một bên thứ ba nào.

  • Ưu điểm của phương thức thương lượng: thực hiện một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí, bảo mật thông tin.
  • Nhược điểm: việc thực hiện các vấn đề đã thương lượng phụ thuộc vào sự tự nguyện và thiện chí của các bên.

Hoà giải

Hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của một bên thứ ba làm trung gian hoà giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm giải pháp nhằm loại bỏ tranh chấp phát sinh. Căn cứ pháp lý cho việc hòa giải là thảo thuận hòa giải được ghi nhận trong hợp đồng tín dụng, khi đó trình tự thủ tục hoa giải được thực hiện theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại. Trong trường hợp không có thỏa thuận, căn cứ pháp lý cho việc hòa giải là Luật Hoà giải ở cơ sở năm 2013.

  • Ưu điểm của phương thức hoà giải: tiết kiệm, nhanh chóng.
  • Nhược điểm: Cũng như biện pháp thương lượng, việc thực hiện kết quả hoà giải thành phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên, ngoài ra, vai trò của bên thứ ba làm trung gian cũng vô cùng quan trọng, đòi hỏi bên thứ ba phải am hiểu và có ảnh hưởng, uy tín nhất định với các bên trong tranh chấp.

Toà án

Toà án là cơ quan xét xử chuyên trách của Nhà nước. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp tại toà án có nhiều ưu điểm như phán quyết của toà án có tính cưỡng chế thi hành cao; việc giải quyết tại Toà án dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự; đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh; xét xử kịp thời, công bằng.

Việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo hai cấp xét xử là sơ thẩm, phúc thẩm, phải tuân thủ trình tự thủ tục chặt chẽ theo luật định, từ giai đoạn khởi kiện đến thụ lý, chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm (nếu có kháng cáo kháng nghị).

Bên cạnh những ưu điểm thì việc giải quyết tranh chấp tại Toà án vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định: thủ tục giải quyết thường kéo dài, bản án chưa có hiệu lực pháp luật ngày mà có thể bị kháng cáo kháng nghị; nguyên tắc xét xử công khai có thể làm lộ một số bí mật của các cá nhân, pháp nhân.

Trọng tài

Giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng trọng tài thương mại được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận trọng tài được ghi nhận trong hợp đồng tín dụng. Thẩm quyền trọng tài chỉ phát sinh nếu có thỏa thuận này. Việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được thực hiện dựa trên các nguyên tắc như sau:

  • Nguyên tắc thoả thuận trọng tài: Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên. Thoả thuận này có thể có trước hoặc sau tranh chấp.
  • Nguyên tắc trọng tài độc lập, vô tư khách quan;
  • Nguyên tắc trọng tài phải căn cứ vào pháp luật;
  • Nguyên tắc giải quyết một lần: khác với toà án với 2 cấp xét xử, trọng tài không có cơ quan cấp trên nên phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm, không bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bản án sơ thẩm, không có thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Trọng tài thương mại ngày càng phổ biến trong giải quyết tranh chấp nhờ tính bảo mật và nhanh chóng, tuy vậy việc thi hành phán quyết trọng tài phần nhiều phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên, trường hợp muốn ràng buộc thì phải trải qua thủ tục công nhận tại tòa án tương tự phương thức hòa giải (công nhận biên bản hòa giải thành) để được cưỡng chế thi hành.

Xem thêm: Tranh chấp lao động tập thể với người sử dụng lao động

Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp hợp đồng tín dụng của Luật Đại Nam

  • Tư vấn các quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng tín dụng;
  • Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn, chuẩn bị liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng;
  • Tổ chức thương lượng, hòa giải các bên tranh chấp hợp đồng tín dụng, đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng;
  • Đại diện khách hàng làm việc với ngân hàng, tổ chức tín dụng để thương thảo lộ trình trả nợ, hướng định giá hoặc thỏa thuận giá trị tài sản thế chấp để thực hiện phương án bán hoặc chuyển nhượng để thu hồi nợ.
  • Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
  • Luật sư đại diện theo ủy quyền gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan Trọng tài, Tòa án, cơ quan thi hành án để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng những phương thức nào ?”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488