Giải thích hợp đồng là gì ?

by Vũ Khánh Huyền

Giải thích hợp đồng là một thuật ngữ thường được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Tuy vậy, bản chất pháp lý của việc giải thích hợp đồng là gì thì chưa hẳn mọi người đã hiểu rõ. Vậy giải thích hợp đồng là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Đại Nam để có câu trả lời !

Giải thích hợp đồng là gì ?

Giải thích hợp đồng là gì ?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Dân sự
  • Các văn bản pháp luật liên quan khác

Giải thích hợp đồng là gì ?

Hành vi GTHĐ không có định nghĩa cụ thể trong văn bản pháp lý của các nhà làm luật, tuy nhiên ta vẫn có thể hiểu như sau: giải thích hợp đồng là hoạt động của thẩm phán hoặc các chủ thể khác tùy cách thức quy định của các nền tài phán khác nhau (ví dụ như trọng tài viên,..) thực hiện nhiệm vụ xác định rõ các điểm không rõ nghĩa hoặc bổ sung các quy định không đầy đủ trong nội dung của hợp đồng giữa các bên trong quan hệ hợp đồng.  Từ định nghĩa trên ta có thể thấy:

+ Hoạt động GTHĐ có thể thực hiện thông qua 2 hành vi: thứ nhất: làm rõ nghĩa cho sự diễn đạt của một hay nhiều nội dung của hợp đồng. Thứ hai: bổ sung các thiếu sót trong một hay nhiều quy định của hợp đồng.

+ Chủ thể của hoạt động giải thích này là thẩm phán hoặc các chủ thể khác tùy nền tài phán khác nhau.

+ Đối tượng đặc trưng của việc giải thích này đó là xác định ý chí chung của các bên giao kết hợp đồng.

+ Bản chất của hoạt động này là làm rõ nghĩa hay bổ sung các nội dung còn thiếu của hợp đồng, vì vậy thẩm phán không có quyền thay đổi nội dung của hợp đồng.

>>Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Nghĩa vụ giải thích hợp đồng được quy định như thế nào?

Điều 404 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về giải thích hợp đồng như sau:

1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.

2. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.

3. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.

4. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.

5. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.

6. Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia.

Giải thích hợp đồng là việc các bên cùng nhau thỏa thuận về việc giải thích những nội dung khó hiểu bên trong hợp đồng, dựa trên các cơ sở về ngôn từ của hợp đồng, về ý chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng.  Do đó, khi xảy ra tranh chấp hợp đồng, Tòa án có thể áp dụng điều khoản: “Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia” để đánh giá bên doanh nghiệp bạn có phải là đơn bên yếu thế hay không, từ đó có cơ sở để yêu cầu bên bán phải chịu trách nhiệm về những điều khoản gây bất lợi cho bên bạn trong hợp đồng.

Quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự là một loại giao dịch dân sự, chứa đựng các điều khoản làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên trong hợp đồng dân sự. Khác với hành vi pháp lý đơn phương, hợp đồng dân sự đòi hỏi phải có từ hai bên trở lên trong quan hệ hợp đồng.

Hiện nay hợp đồng là căn cứ phổ biến, thông dụng làm PHÁT SINH quan hệ ràng buộc giữa các bên và giúp các bên thống nhất được các nội dung thỏa thuận để đạt được mục đích của mình.

Nội dung chủ yếu của hợp đồng là quyền và nghĩa vụ các bên; trách nhiệm của các bên khi không thực hiện theo đúng cam kết trong hợp đồng; thời gian, địa điểm và phương thức thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng;… Tuy nhiên, có rất nhiều loại hợp đồng dân sự trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, như xây dựng, đầu tư, doanh nghiệp, tài chính,.. tùy thuộc vào đặc thù của ngành mà nội dung hay các điều khoản trong các loại hợp đồng khác nhau hết sức đa dạng.

>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng

Nguyên tắc giao kết hợp đồng hiện nay thế nào?

Nguyên tắc lớn nhất và cũng là nguyên tắc đặc trưng nhất trong quan hệ dân sự là tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cũng như các bên trong các giao dịch dân sự khác. Các chủ thể giao kết hợp đồng tự do cam kết với nhau về việc xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự nhưng phải đảm bảo không vi phạm điều cấm của pháp luậtvà không trái đạo đức xã hội.

Nguyên tắc quan trọng không kém trong quan hệ dân sự là nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng khi giao kết hợp đồng. Theo đó, việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự được diễn ra hoàn toàn theo ý chí của các bên mà không có bất cứ sự ép buộc hay can thiệp nào từ các chủ thể khác. Nếu vi phạm nguyên tắc này, giao dịch dân sự sẽ không được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Kết luận

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Giải thích hợp đồng là gì ?. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

Biên bản chấm dứt hợp đồng

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ

Mẫu hợp đồng mua bán đơn giản

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488