Giấy phép quảng cáo thực phẩm

by Hồ Hoa

Để thực phẩm được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng thì doanh nghiệp cần xin giấy phép quảng cáo tại cơ quan có thẩm quyền. Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề ” Giấy phép quảng cáo thực phẩm” một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé!

Giấy phép quảng cáo thực phẩm

Giấy phép quảng cáo thực phẩm

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Quảng cáo 2012;
  • Luật an toàn thực phẩm 2010;
  • Nghị định 181/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo;
  • Nghị định 15/2018/NĐ – CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
  • Thông tư 09/2015/TT-BYT Quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.

Khái niệm quảng cáo

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012, quảng cáo là việc cá nhân hay tổ chức sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

Thực phẩm là gì?

Có rất nhiều cách định nghĩa thực phẩm là gì? Chúng ta có thể điểm qua như sau:

– Thực phẩm hay thức ăn, là tên gọi chung dùng để chỉ những vật phẩm thiết yếu để duy trì sự tồn tại của con người, được tiêu thụ trực tiếp vào con người thông qua hoạt động ăn hoặc uống.

– Thực phẩm là những loại thức ăn mà con người có thể ăn và uống được để nuôi dưỡng cơ thể.

– Thực phẩm là tên gọi chung để chỉ những vật phẩm bao gồm những chất như: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein) hoặc nước. Đây là những chất cơ bản mà con người có thể tiêu thụ trực tiếp thông qua việc ăn hoặc uống.

– Thực phẩm là các loại thức ăn mà con người hoặc động vật có thể ăn hay uống được để cung cấp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay cơ bản là vì sở thích.

– Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.

Tựu chung lại, ta có thể rút ra định nghĩa về thực phẩm như sau: Thực phẩm (thức ăn) là sản phẩm chứa: Chất bột (carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm (protein),… mà con người có thể ăn hay uống được nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ví dụ: Thịt, cá, trứng, rau, củ, quả, bánh mì, sữa, nước…

Thẩm quyền

Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm cấp tỉnh (Bộ Y tế).

Hồ sơ xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm

Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo (theo mẫu).

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài (bản sao chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo);

+  Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo:

Nếu quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm kèm theo 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, phần nhạc;

Nếu quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo không phải báo nói, báo hình thì phải có 03 bản ma-két nội dung dự kiến quảng cáo in mầu kèm theo file mềm ghi nội dung dự kiến quảng cáo;

Nếu quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện thì ngoài các tài liệu quy định tại điểm này phải có thêm các tài liệu: mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực (trong trường hợp mẫu quảng cáo đã được duyệt nội dung), chương trình có ghi rõ tên nội dung báo cáo, thời gian (ngày/tháng/năm), địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể); nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, phát cho người dự bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên (Đối với quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm: báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về y dược hoặc lĩnh vực liên quan từ đại học trở lên).

+  Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp pháp luật quy định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt.

Các yêu cầu khác:

+ Trường hợp đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị được ủy quyền thì phải có các giấy tờ sau đây:

Văn bản ủy quyền hợp lệ.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thư­ơng nhân n­ước ngoài của đơn vị được ủy quyền.

+ Tài liệu tham khảo, chứng minh, xác thực thông tin trong nội dung quảng cáo:

Các tài liệu bằng tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng Anh. Bản dịch tiếng Việt phải được đóng dấu xác nhận của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;

Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt và kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng nước ngoài. Bản dịch tiếng Việt phải được công chứng theo quy định của pháp luật.

+ Các tài liệu trong hồ sơ được in rõ ràng, sắp xếp theo trình tự.

+ Các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phải còn hiệu lực, là bản sao chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo. Các tài liệu trong hồ sơ phải có dấu, dấu giáp lai của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;

+ Mẫu nội dung quảng cáo được trình bày trên khổ giấy A4. Mẫu hình thức quảng cáo ngoài trời khổ lớn có thể trình bày trên khổ giấy A3 hoặc khổ giấy khác và ghi rõ tỷ lệ kích thước so với kích thước thật.

+ Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

+ Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

+ Tài liệu hợp lệ, tin cậy chứng minh cho tính năng, công dụng, thông tin của sản phẩm trong trường hợp nội dung quảng cáo nêu tính năng, công dụng, thông tin không có trong bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thủ tục xin cấp Giấy phép quảng cáo thực phẩm

Trình tự thực hiện:

– Bước 1Tổ chức/Cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp trực tiếp tại Chi cục An toàn thực phẩm

– Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định thì cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

– Bước 3:  

+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ theo Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thông báo bằng văn bản cho cơ sở nêu rõ nội dung cần điều chỉnh, bổ sung. Thời gian để đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu tối đa là 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Quá thời hạn này thì hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo hết giá trị.

+ Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.

+ Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện:

Trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế đã được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm theo bản sao giấy xác nhận nội dung quảng cáo, mẫu quảng cáo hoặc kịch bản quảng cáo đã được duyệt cho Sở Y tế nơi tổ chức quảng cáo để thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết;

Trường hợp có thay đổi về địa điểm, thời gian tổ chức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện so với nội dung ghi trên giấy xác nhận nội dung quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo phải thông báo tới Sở Y tế địa phương nơi tổ chức trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc.

– Bước 4: Căn cứ vào ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, tổ chức và cá nhân đến nhận kết quả giải quyết thủ tục cấp Giấy xác nhận tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ – Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.         

Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Chi cục An toàn thực phẩm

Thời gian thực hiện

  • Thời gian thông thường: 15 – 20 (Ngày làm việc)
  • Thời gian làm nhanh: 07 – 10 (Ngày làm việc)

Dịch vụ tư vấn xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm của Luật Đại Nam

  • Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến công bố, quảng cáo thực phẩm tại Việt Nam;
  • Hướng dẫn xây dựng và đánh giá  tính pháp lý của nội dung quảng cáo trước khi triển khai thủ tục;
  • Soạn một bộ hồ sơ hoàn chỉnh theo quy định pháp luật;
  • Đại diện Quý khách nộp hồ sơ tại Chi Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Theo dõi và giải trình về hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Nhận giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm;
  • Bàn giao kết quả Giấy phép và bộ hồ sơ cần lưu tại cơ sở;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ trong quá trình hậu kiểm.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Giấy phép quảng cáo thực phẩm”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn vấn đề ” Giấy phép quảng cáo thực phẩm” trên của chúng tôi về  đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488