Hành vi vi phạm pháp luật về thuế không phải là ít. Đối với các hành vi vi phạm đều có chế tài xử phạt nghiêm khắc. Vậy đối với doanh nghiệp khi nên hạch toán phạt vi phạm hành chính về thuế như thế nào? Trong bài viết dưới đây Luật Đại Nam sẽ nêu một số hướng dẫn để quý doanh nghiệp cùng theo dõi.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật quản lý thuế 2019
- Nghị định 125/2020/NĐ-CP
- Nghị định 102/2021/NĐ-CP
- Bộ Luật Hình sự 2015
Vi phạm pháp luật thuế là gì?
Vi phạm pháp luật thuế là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật thuế do các tổ chức cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại về trật tự công và tổ chức, cá nhân đó phải chịu trách nhiệm về hành vi đó của mình.
Xử lý vi phạm pháp luật về thuế là các hoạt động của chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào các quy định hiện hành áp dụng các biện pháp pháp xử lý hành chính hoặc hình sự đối với các tổ chức cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.
Đối với việc xử lý vi phạm pháp luật thuế nhằm mục đích bảo đảm sự công bằng trong việc đối xử giữa các đối tượng tuân thủ và không tuân thủ pháp luật thuế theo quy định. Chính vì thế mà việc quy định những nội dung xử lý vi phạm pháp luật thuế trong pháp luật quản lý thuế là cần thiết và mang tính răn đe với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
Quy định pháp luật về hạch toán phạt vi phạm hành chính về thuế
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Tại Điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn. Phạt tiền tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn.
Phạt tiền tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với người nộp thuế là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế. Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với người nộp thuế là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.
Phạt 20% số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.
Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Điều 108 Luật Quản lý thuế quy định:
Căn cứ vào kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử lý về thuế, thu hồi số tiền thuế đã hoàn không đúng quy định của pháp luật về thuế, xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế. Trường hợp xác định rõ hành vi vi phạm hành chính tại biên bản thanh tra thuế, kiểm tra thuế thì biên bản thanh tra thuế, kiểm tra thuế được xác định là biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật; cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật.
Điều 136 Luật Quản lý thuế quy định:
1. Việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Vi phạm hành chính về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn hoặc sử dụng hóa đơn không đúng quy định dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế thì không xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn mà bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, hành vi trốn thuế thực hiện theo quy định của Luật này.
4. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, hành vi trốn thuế.
5. Trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 50 và Điều 52 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật này.
6. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định. Trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế, nộp hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế điện tử nếu thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế, hồ sơ quyết toán thuế bằng phương thức điện tử xác định rõ hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế của người nộp thuế thì thông báo này là biên bản vi phạm hành chính làm căn cứ ban hành quyết định xử phạt.
7. Trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý thuế đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự.
>>>Xem thêm: Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế năm 2023
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Điều 139 Luật Quản lý thuế quy định:
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điều 142, 143, 144 và 145 của Luật này.
Điều 53 Luật quản lý thuế quy định:
3. Trường hợp số tiền thuế ấn định của cơ quan quản lý thuế lớn hơn số tiền thuế phải nộp theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thì cơ quan quản lý thuế phải hoàn trả số tiền thuế nộp thừa.
4. Trường hợp số tiền thuế ấn định của cơ quan quản lý thuế nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thì người nộp thuế có trách nhiệm nộp bổ sung. Cơ quan quản lý thuế chịu trách nhiệm về việc ấn định thuế.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn lập hóa đơn thuế GTGT 8% theo Nghị định 44/2023
Cách hạch toán phạt vi phạm hành chính về thuế
– Khi nhận được thông báo về việc xử phạt:
- Nợ TK 811 – Chi phí khác
- Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các koản phải nộp khác
- Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.
Khi nộp tiền phạt:
- Nợ TK 3339, 338
- Có các TK 111, 112,. . .
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển:
- Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
- Có TK 811 – Chi phí khác
Chú ý: Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế. sẽ bị loại ra khỏi chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Cách hạch toán tiền thuế bị truy thu sau quyết toán
Theo Công văn 13521/CT-TTHT Hướng dẫn cách hạch toán kế toán số thuế truy thu thêm qua kiểm tra quyết toán thuế.
– Sau khi quyết toán thuế và có thông báo của cơ quan thuế về việc phải truy thu nộp thêm số thuế GTGT, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân, thì tại thời điểm nhận được Quyết định xử lý truy thu, các bạn hạch toán như sau:
a. Cách hạch toán tiền thuế GTGT bị truy thu:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
b. Cách hạch toán tiền thuế TNDN bị truy thu:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp.
c. Cách hạch toán tiền thuế TNCN bị truy thu:
– Nếu khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ này:
Nợ TK 334- Phải trả người lao động
Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp
– Nếu do công ty phải trả:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp.
Ví dụ: Sau khi quyết toán cơ quan thuế có quyết định như sau:
– Thuế GTGT bị truy thu là: 14.235.000
– Thuế TNDN bị truy thu là: 90.256.000
– Tiền phạt chậm nộp và vi phạm pháp luật về thuế là 40.100.566
Cách hạch toán tiền thuế bị truy thu thêm:
Nợ TK 4211: 14.235.000
Có TK 33311: 14.235.000
Nợ TK 4211: 90.256.000
Có TK 3334: 90.256.000
Cách hạch toán tiền phạt chậm nộp và vi phạm luật thuế:
Nợ TK 811: 44.100.566
Có TK 3339 : 44.100.566
Khi nộp tiền thì hạch toán:
Nợ TK – 3339, 33311, 3334:
Có 111,112
Cách hạch toán điều chỉnh số trích khấu hao TSCĐ:
– Nếu DN bạn trích khấu hao vượt mức quy định tại khung khấu hao TSCĐ theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thực tế của các kỳ kế toán trước thì hạch toán điểu chỉnh lại số trích vượt mức qui định như sau:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Có TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
– Ngoài việc phải lập lại sổ sách kế toán, các bạn còn phải lập lại tờ khai quyết toán thuế TNDN, tờ khai thuế GTGT của các kỳ trước.
DỊCH VỤ LUẬT ĐẠI NAM CUNG CẤP TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
- Tư vấn kế toán thuế
- Dịch vụ báo cáo thuế
- Dịch vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân
- Dịch vụ làm sổ sách kế toán
- Quyết toán thuế cho doanh nghiệp
- Tư vấn pháp luật về thuế cho công ty có vốn nước ngoài
Mọi vướng mắc liên quan vui lòng Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- Mã chương thuế thu nhập cá nhân
- Doanh thu khi tính thuế môn bài
- Mã chương nộp phạt vi phạm hành chính thuế theo quy định mới
- Các hành vi vi phạm thủ tục thuế mới nhất