Pháp luật hiện nay quy định một số công việc nhất định khi chính thức làm việc sẽ cần trải qua thời gia thử việc, thời gian thử việc này được pháp luật quy định cụ thể. Và khi chấm dứt thời gian thử việc, bên phía người sử dụng lao động sẽ cần phải ký kế hợp đồng lao động chính thức khi thử việc đạt yêu cầu. Vậy thắc mắc nhiều rằng khi hết thời gian thử việc mà không ký hợp đồng, có sao không? Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho người lao động.
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động năm 2019
Quy định về thời gian thử việc như thế nào?
Người sử dụng lao động và người lao động khi ký kết hợp đồng lao động sẽ tự thỏa thuận thời gian thử việc. Tuy nhiên thời gian thử việc sẽ phải tuân theo nguyên tắc được quy định tại Điều 25, Bộ luật lao động 2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2021. Cụ thể mỗi người lao động chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện:
- Không thử việc quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Không thử việc quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không thử việc quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không thử việc quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Trường hợp người lao động đã có kinh nghiệm và lành nghề, hai bên có thể trực tiếp ký hợp đồng lao động mà không cần thử việc.
>>Xem thêm: Các loại hợp đồng thông dụng
Sau khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động ngay không?
Căn cứ theo Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định kết thúc thời gian thử việc:
“1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”
Theo đó, khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc. Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc. Như vậy, người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp thử việc đạt yêu cầu mà chỉ giao kết hợp đồng thử việc.
Hết thời gian thử việc mà không ký hợp đồng, có sao không?
Hết thời gian thử việc không ký hợp đồng lao động doanh nghiệp làm đúng hay sai?
Có hai trường hợp xảy ra khi hết thời gian thử việc không ký hợp đồng lao động:
- Người thử việc không đạt yêu cầu người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động và chấm dứt hợp tác làm việc.
- Người thử việc đạt yêu cầu người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động nhưng vẫn thông báo hợp tác làm việc.
Trường hợp 2 đang là tình trạng xảy ra ở rất nhiều doanh nghiệp. Căn cứ theo Khoản 1, Điều 27, Bộ luật lao động 2019 quy định khi kết thúc thời gian thử việc đối với người sử dụng lao động như sau:
Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
- Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
- Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Như vậy, theo nguyên tắc khi hết thời gian thử việc không ký hợp đồng lao động đối với người lao động thử việc đạt yêu cầu là sai. Doanh nghiệp có thể bị phạt nếu không ký kết hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 8 và Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Trường hợp người lao động thử việc không đạt yêu cầu, không ký hợp đồng lao động là đúng luật. Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ không bị phạt và không phải chịu bất cứ bồi thường nào.
>>Xem thêm: Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà là bao nhiêu?
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hết thời gian thử việc mà không ký hợp đồng“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm: