Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế hộ kinh doanh như thế nào?

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế hộ kinh doanh như thế nào?

by Lê Vi

Khi dừng hoạt động kinh doanh, việc đầu tiên kinh doanh cần làm là chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Vậy đóng mã số thuế hộ kinh doanh như thế nào? Chính vì vậy, Bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc của bạn về Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế hộ kinh doanh như thế nào?

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế hộ kinh doanh như thế nào?

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế hộ kinh doanh như thế nào?

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2016 hướng dẫn về đăng ký thuế
  • Thông tư 105/2020/TT-BTC ngày 03 tháng 12 năm 2020 hướng dẫn về đăng ký thuế

Các trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế của hộ kinh doanh

  • Hộ gia đình kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi chấm dứt hoạt động kinh doanh
  • Hộ gia đình kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do vi phạm pháp luật.

Thời gian chấm dứt hiệu lực mã số thuế của hộ kinh doanh

  • Người nộp thuế có trách nhiệm gửi hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động (Trừ trường hợp không được cấp giấy đăng ký kinh doanh) hoặc ngày chấm dứt hoạt động đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp để làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
  • Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế phải thực hiện Thông báo người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế
  • Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế và cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế  ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Nghĩa vụ khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của hộ kinh doanh

Phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn nếu hộ gia đình kinh doanh có sử dụng hóa đơn.

Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định tại Điều 40, Điều 41, Điều 43 Thông tư số 156/2013/TT-BTC:

  • Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
  • Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm dừng việc xuất cảnh của cá nhân khi có thông báo bằng văn bản hoặc thông tin điện tử từ cơ quan quản lý thuế về việc người dự kiến xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trước khi xuất cảnh.
  • Hộ gia đình, cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần thuế nợ còn lại do chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm nộp.
  • Trường hợp người nộp thuế đã chết di sản chưa được chia thì việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện.
  • Trong trường hợp di sản đã được chia thì việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế do người chết để lại được những người thừa kế thực hiện tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình được nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
  • Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng từ chối nhận di sản thì việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người chết để lại được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
  • Người bị tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự do người được Tòa án giao quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thực hiện trong phạm vi tài sản được giao quản lý.
  • Trường hợp người nộp thuế bị tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự do người được Tòa án giao quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thực hiện trong phạm vi tài sản được giao quản lý

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của hộ kinh doanh

Căn cứ tiểu mục 44 Mục 2 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2589/QĐ-BTC năm 2021, thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh muốn chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì cần chuẩn bị 1 bộ hồ bao gồm những tài liệu sau:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo mẫu số 24/ĐK-TCT.
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế (bản gốc) hoặc công văn giải trình mất giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế.
  • Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với hộ gia đình (nếu có).

Trình tự để hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 44 Mục 2 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2589/QĐ-BTC năm 2021, thì trình tự để hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định như sau:

Bước 1: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh.

  • Đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế điện tử: Người nộp thuế (NNT) truy cập vào Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn để khai tờ khai và gửi kèm các hồ sơ theo quy định dưới dạng điện tử (nếu có), ký điện tử và gửi đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn.

NNT nộp hồ sơ (hồ sơ đăng ký thuế đồng thời với hồ sơ đăng ký kinh doanh theo cơ chế 1 cửa liên thông) đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gửi thông tin hồ sơ đã tiếp nhận của NNT sang cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Bước 2: Cơ quan thuế tiếp nhận

Đối với hồ sơ đăng ký thuế bằng giấy

  • Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế

Công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận vào hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ ngày nhận hồ sơ, số lượng tài liệu theo bảng kê danh mục hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế. Công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả, thời hạn xử lý hồ sơ đã tiếp nhận.

  • Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính

Công chức thuế đóng dấu tiếp nhận, ghi ngày nhận hồ sơ vào hồ sơ và ghi số văn thư của cơ quan thuế.

Công chức thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ cần phải giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế điện tử

Cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, thực hiện kiểm tra, giải quyết hồ sơ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan thuế.

Giao dịch điện tử trong đăng ký trực tiếp với cơ quan thuế

Tiếp nhận hồ sơ: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo tiếp nhận việc NNT đã nộp hồ sơ cho NNT qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ (Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN) chậm nhất 15 phút kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký thuế điện tử của người nộp thuế.

Kiểm tra, giải quyết hồ sơ: Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, giải quyết hồ sơ của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế và trả kết quả giải quyết qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ.

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng thủ tục theo quy định và phải trả kết quả: Cơ quan thuế gửi kết quả giải quyết hồ sơ đến Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ theo thời hạn quy định tại Thông tư 105/2020/TT-BTC
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng thủ tục theo quy định, cơ quan thuế gửi thông báo về việc không chấp nhận hồ sơ, gửi đến Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp đăng ký đồng thời với đăng ký kinh doanh theo cơ chế một cửa liên thông
  • Tiếp nhận hồ sơ: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ từ cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã truyền sang.
  • Kiểm tra, giải quyết hồ sơ: Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, giải quyết hồ sơ của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã và trả kết quả giải quyết qua Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã.

Cơ quan thuế gửi kết quả giải quyết hồ sơ qua Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã; hoặc đến địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế có tài khoản giao dịch điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo thời hạn quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế hộ kinh doanh như thế nào? Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488

– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488