Hồ sơ giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

by Hồ Hoa

Hồ sơ giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế như thế nào ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !

Hồ sơ giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

Hồ sơ giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

Căn cứ pháp lý

  • Luật Dân sự 2015
  • Luật Thương mại 2005
  • Luật Trọng tài thương mại 2010
  • Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015

Tranh chấp thương mại là gì?

Tranh chấp là sự mâu thuẫn, xung đột giữa các chủ thể với nhau. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005:

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Như vậy, có thể hiểu, tranh chấp thương mại xuất phát từ mâu thuẫn, xung đột về mặt lợi ích phát sinh từ hoạt động thương mại bởi ít nhất một bên là chủ thể kinh doanh liên quan đến hoạt động kinh doanh từ khâu đầu tư, sản xuất, mua bán, dịch vụ thương mại trên thương trường.

Khái niệm tranh chấp hợp đồng kinh tế

Tranh chấp hợp đồng được định nghĩa là mâu thuẫn, xung đột xảy ra giữa các bên có quan hệ hợp đồng với nhau, liên quan đến việc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm hoặc thực hiện không đúng theo hợp đồng đã ký kết. Kiểu tranh chấp này cũng có thể hiểu là ý kiến bất đồng của các bên trong quá trình đánh giá hành vi vi phạm hoặc phương pháp giải quyết các hậu quả phát sinh từ hành vi đó.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

Tranh chấp hợp đồng kinh tế thường được giải quyết bằng 4 phương án, bao gồm thương lượng, hòa giải, Trọng tài thương mại và Tòa án. Cụ thể như sau:

Thông qua thương lượng

Đây là phương pháp được ưu tiên hàng đầu, các bên tranh chấp thường lựa chọn giải quyết bằng thương lượng, đàm phán đối với đa số các trường hợp tranh chấp hợp đồng kinh doanh.

Nhà nước cũng khuyến khích các bên sử dụng phương án này để tự thương lượng và giải quyết vấn đề, trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, tự nguyện đôi bên.

Thông qua hoà giải

Phương án này sẽ thông qua bên trung gian là hòa giải viên hay trung tâm hòa giải, từ đó tiến hành thảo luận, đàm phán cùng nhau để thống nhất phương án giải quyết cuối cùng. Sau đó, tự nguyện thực hiện đúng theo phương án đã thỏa thuận trong buổi hòa giải.

Thông qua trọng tài

Các bên liên quan sẽ tiến hành đưa ra các tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ để giải quyết tại Trọng tài thương mại. Trọng tài sau khi xem xét sự việc sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng, và quyết định này có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên liên quan.

Thông qua tòa án

Giải quyết tranh chấp bằng tòa án nghĩa là các bên sẽ tiến hành tham gia tố tụng tại Tòa án nhân dân để giải quyết vấn đề.

Xem thêm: Nên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực chứng khoán nào?

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

  • Tôn trọng sự tự nguyện, thỏa thuận giữa đôi bên: Các bên tranh chấp được quyền tự do lựa chọn cơ sở giải quyết tranh chấp, quy định áp dụng và phương án giải quyết phù hợp (được ghi nhận trong hợp đồng). Nguyên tắc này cho thấy quyền tự do đàm phán, thảo luận của các bên trong hoạt động kinh tế thương mại luôn được đảm bảo.
  • Bình đẳng trước pháp luật: Các bên liên quan đều có quyền bình đẳng trong việc áp dụng pháp luật, đồng thời có quyền đưa ra yêu cầu cá nhân đối với cơ quan giải quyết tranh chấp.
  • Tôn trọng chứng cứ hợp pháp: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng cuối cùng là dựa trên sự minh bạch của chứng cứ, tuân thủ quy định của pháp luật được công bố bởi Tòa án nhân dân tối cao.

Hồ sơ giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

Hồ sơ giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế bao gồm các tài liệu, văn bản như sau:

  • Đơn khởi kiện ra Tòa án.
  • Hợp đồng kinh tế hoặc tài liệu có giá trị tương đương.
  • Biên bản bổ sung, phụ lục và phụ kiện hợp đồng đi kèm (nếu có).
  • Minh chứng đảm bảo thực hiện hợp đồng như thế chấp, cầm cố, tài sản (nếu có).
  • Văn bản liên quan đến việc thực hiện hợp đồng như giao nhận hàng hóa, biên bản nghiệm thu, chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản làm việc về công nợ còn tồn đọng.
  • Văn bản chứng minh tư cách pháp lý của người khởi kiện, các đương sự và người có liên quan khác như: quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện.
  • Minh chứng giao dịch có liên quan (nếu cần thiết).
  • Sao kê tài liệu kèm theo văn bản khởi kiện (ghi rõ bản chính, bản sao).

Xem thêm: Trọng tài nước ngoài giải quyết tranh chấp giao dịch chứng khoán trong nước

Dịch vụ tư vấn pháp luật về tranh chấp hợp đồng kinh tế của Luật Đại Nam

  • Có đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tranh chấp hợp đồng kinh tế;
  • Áp dụng phương pháp giải quyết tranh chấp thông minh, nhanh chóng và hiệu quả;
  • Cung cấp các giải pháp và lời khuyên chuyên nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế;
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Thành công trong nhiều vụ tranh chấp thương mại;
  • Mức giá dịch vụ công khai và hợp lý.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” Hồ sơ giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488