Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn công nghiệp gồm những gì ? Luật Đại Nam tự hào là một đơn vị pháp lý uy tín tư vấn chi tiết cho quý khách về vấn đề này một cách hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Thông qua bài viết dưới đây cùng tham khảo chi tiết nội dung này nhé !
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Luật An toàn thực phẩm 2010
- Các văn bản pháp lý liên quan.
Nội Dung Chính
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì ?
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tên đầy đủ là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy chứng nhận VSATTP) còn được mọi người gọi tắt với các tên khác như: giấy phép an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hay giấy vệ sinh an toàn thực phẩm…
Xem thêm: Điều kiện xin cấp Giấy an toàn thực phẩm sản xuất pate
Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn công nghiệp
Tiêu chuẩn không gian
Thiết kế tổng quát bếp ăn công nghiệp
- Không gian bếp ăn tập thể cần đảm bảo đầy đủ:
- Khu bảo quản nguyên liệu, lưu trữ thực phẩm, khu sơ chế, nấu nướng, không gian phục vụ ăn uống.
- Khu rửa tay và nhà vệ sinh phải nằm riêng biệt.
- Đối với bếp ăn công nghiệp sử dụng dịch vụ cung cấp suất ăn chuyển từ bên ngoài vào phải bố trí khu vực bảo quản thức ăn nhanh, phù hợp với số lượng suất ăn phục vụ.
- Cống rãnh, nhà bếp phải thông nước, không bị ứ đọng
Khu vực vệ sinh trong bếp ăn công nghiệp:
- Bếp ăn tập thể phải có bồn rửa tay, ít nhất 1 bồn đủ lớn cho 50 người sử dụng.
- Đối với nhà vệ sinh phải có ít nhất 1 nhà cho 25 công nhân.
Khu vực bảo quản thực phẩm:
- Khu bảo quản thực phẩm trước khi ăn phải đảm bảo vệ sinh, được bố trí trên bàn hoặc giá cao cách mặt đất ít nhất 60cm.
- Được trang bị đầy đủ các vật dụng che đậy chống bụi bẩn, côn trùng như gián, ruồi, muỗi và động vật gây hại cho sức khỏe con người.
Tiêu chuẩn vệ sinh
Vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn công nghiệp cần phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh như sau:
- Cần có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản, sử dụng riêng thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã qua chế biến để tránh nhiễm chéo.
- Dụng cụ nấu ăn làm bằng vật liệu an toàn, đảm bảo vệ sinh.
- Bố trí đầy đủ dụng cụ chia, gắp, đựng thức ăn và đảm bảo sạch sẽ, được vệ sinh hằng ngày.
- Có găng tay sử dụng một lần khi trực tiếp chế biến thức ăn.
- Thực phẩm dùng để chế biến phải rõ nguồn gốc, có hợp đồng cung cấp nguyên liệu thực phẩm an toàn.
- Nước đạt chuẩn an toàn trong chế biến kinh doanh.
- Đá sử dụng trong ăn uống công nghiệp phải đảm bảo được sản xuất từ nguồn nước phù hợp với quy chuẩn quốc gia.
- Dụng cụ chứa đựng rác, chất thải phải kín, có nắp đậy. Chất và rác thải được thu dọn, xử lý hằng ngày đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
- Người quản lý, nhân viên phục vụ: phải khám sức khỏe ít nhất mỗi năm 1 lần, có chứng nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lưu trữ, bảo quản thực phẩm
Người quản lý bếp ăn công nghiệp phải có trách nhiệm thực hiện ghi chép chế độ kiểm thực. Và lưu mẫu thức ăn tại cơ sở chế biến ít nhất 24h kể từ khi đồ ăn được chế biến, nấu nướng xong.
Việc này nhằm giúp doanh nghiệp, Bộ Y tế dễ dàng kiểm tra chất lượng thực phẩm trong bếp ăn tập thể khi có sự cố ngoài ý muốn xảy ra.
Xem thêm: Thủ tục xin cấp Giấy an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất đồ ăn nhanh
Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn công nghiệp
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện attp;
- Bản sao GCNDKKD có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm ( bản sao có xác nhận của chủ cơ sở )
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm;
- Bản vẽ thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực xung quanh;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Dịch vụ tư vấn xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Đại Nam
- Tư vấn toàn diện vấn đề pháp lý xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm;
- Tiếp nhận thông tin và kiểm tra tính hợp lệ các tài liệu liên quan do khách hàng cung cấp;
- Khảo sát trực tiếp cơ sở, đưa ra giải pháp, khắc phục tồn tại tối ưu nhất về cơ sở vật chất để đáp ứng điều kiện được cấp giấy phép an toàn thực phẩm;
- Tư vấn cách bố trí, sắp xếp quy trình sản xuất theo nguyên tắc một chiều;
- Hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục hành chính: sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khỏe nhân viên;
- Hướng dẫn học tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và khám sức khỏe (nếu chưa có);
- Soạn và nộp hồ sơ xin cấp giấy an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tiếp đoàn thẩm định cùng doanh nghiệp; Theo dõi hồ sơ, nhận kết quả và bàn giao giấy an toàn thực phẩm.
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn công nghiệp “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
Xem thêm:
- Thủ tục xin cấp Giấy an toàn thực phẩm sản xuất nước giải khát
- Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm cơ sở sản xuất thạch rau câu
- Hồ sơ xin cấp Giấy an toàn thực phẩm gà xông khói