Hàng năm, lượng người nước ngoài tới Việt Nam để du lịch, làm việc thậm chí là định cư tương đối nhiều. Khi đó, dịch vụ cho người nước ngoài thuê nhà cũng ngày càng phát triển. Hiểu được điều đó, Luật Đại Nam xin mang đến cho quý bạn đọc những quy định và mẫu hợp đồng cho người nước ngoài thuê nhà qua bài viết dưới đây !
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật Nhà ở năm 2014
- Nghị định 99/2015/NĐ-CP.
Người nước ngoài thuê nhà có được không?
Theo khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật liên quan.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài; chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (gọi chung là tổ chức nước ngoài).
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua 02 nhóm hình thức sau:
- Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam;
- Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Thuê nhà đối với người nước ngoài là một trong các hình thức sở hữu nhà tại Việt Nam. Do đó, người nước ngoài được thuê nhà tại việt Nam.
>> Xem thêm: Hết hạn thử việc không ký hợp đồng
Điều kiện về cho thuê nhà ở
Điều kiện của nhà ở cho thuê
Theo quy định tại Điều 18 Luật Nhà ở năm 2014, giao dịch về cho thuê bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
- Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
- Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
- Phải bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.
Điều kiện của các bên cho thuê nhà ở
Bên cho thuê nhà có các điều kiện sau:
-
- Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
- Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
Bên thuê nhà có các điều kiện sau:
-
- Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;
- Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
Bên thuê nhà ở được ủy quyền quản lý nhà ở là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập; trường hợp là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
>> Xem thêm: Hợp đồng dưới 3 tháng có phải đóng bảo hiểm không?
Điều kiện cho người nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam
Theo Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở, việc thuê nhà đối với người nước ngoài cần những điều kiện sau:
- Bên cho thuê nhà ở phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự.
Nếu bên cho thuê là cá nhân, phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu là tổ chức, phải có tư cách pháp nhân; trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
- Bên thuê nhà ở là cá nhân nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam. Phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này; không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
Nếu là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này. Nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở; phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản; đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Thủ tục cho người nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết chứng minh đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Theo Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP gồm:
- Đối với cá nhân nước ngoài thì phải chuẩn bị hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam.
- Đối với tổ chức nước ngoài thì phải chuẩn bị Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở.
Bước 2: Ký kết hợp đồng thuê nhà đối với người nước ngoài
Hợp đồng phải có các nội dung sau:
- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên.
- Mô tả đặc điểm của nhà ở và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó.
Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư; các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung; sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu.
- Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá; các bên phải thực hiện theo quy định đó.
- Thời hạn và phương thức thanh toán tiền.
- Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Cam kết của các bên. Các thỏa thuận khác.
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng.
- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có); ghi rõ chức vụ của người ký.
Nếu thời hạn thuê nhà đới với người nước ngoài từ 06 tháng trở lên thì phải có công chứng, chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
>> Xem thêm: Quy định về hợp đồng thử việc
Mẫu hợp đồng cho người nước ngoài thuê nhà
Hướng dẫn cách viết hợp đồng cho người nước ngoài thuê nhà
Theo quy định tại Điều 121 Luật nhà ở 2014, việc ký kết hợp đồng thuê nhà phải lập thành văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây:
Thông tin cá nhân (họ tên, địa chỉ của các bên).
Mô tả đặc điểm nơi cho thuê.
Thời hạn và phương thức thanh toán hiện bằng đồng tiền Việt.
Thời gian bàn giao tài sản thuê.
Quyền và nghĩa vụ của các bên.
Cam kết của các bên.
Các thỏa thuận khác.
Thời điểm có hiệu lực, bên bên chính thức được sử dụng tài sản thuê.
Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng.
Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
- Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
- Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
- Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
- Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
- Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.
Kết luận
Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp đồng bảo hiểm con người là gì ?“. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành
Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489
– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM: