Hợp đồng góp vốn mua đất

by Trương Mỹ Linh

Góp vốn mua đất là việc nhiều chủ thể cùng góp một khoản tiền hoặc tài sản khác để mua một mảnh đất nào đó. Việc góp vốn này sẽ được thực hiện thông qua Hợp đồng góp vốn mua đất. Dưới đây, Luật Đại Nam sẽ cung cấp tới bạn đọc hợp đồng góp vốn mua đất và những lưu ý khi ký hợp đồng.

Hợp đồng góp vốn mua đất là gì?

Hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đồng thời, theo quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn gồm Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, vàng, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Theo đó, có thể hiểu Hợp đồng góp vốn mua bán đất cũng được hiểu là sự thỏa thuận của các bên về việc góp tiền, hoặc các tài sản khác để đầu tư, mua một diện tích đất nào đó. Hợp đồng sau khi được ký kết và có hiệu lực sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên, khi đó các bên phải thực hiện theo đúng những gì đã thỏa thuận.

Việc lập hợp đồng góp vốn mua đất có ý nghĩa quan trọng trong việc minh chứng thỏa thuận của các bên, đồng thời giúp hạn chế những tranh chấp xảy ra về sau.

Hợp đồng góp vốn mua đất

Hợp đồng góp vốn mua đất

Hợp đồng góp vốn mua đất gồm những nội dung gì?

Về căn bản hợp đồng góp vốn mua đất chính là một loại hợp đồng. Vì vậy nó phải tuân thủ quy định của một hợp đồng nói chung. Đầu tiên, hình thức góp vốn để mua đất sở hữu chung là một hình thức sở hữu chung trong luật dân sự. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

Như vậy có thể thấy hình thức góp vốn mua đất là sở hữu chung theo phần, ăn chia theo lợi nhuận.

Có thể suy ra hợp đồng góp vốn mua đất có thể có những nội dung sau

  • Đối tượng của hợp đồng: tài sản góp vốn.
  • Số lượng, chất lượng: giá trị của tài sản góp vốn là bao nhiêu.
  • Thời hạn góp vốn.
  • Phương thức góp vốn.
  • Mục đích góp vốn: là để mua đất.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên.
  • Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng.
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

Hạng mục cần có trong hợp đồng góp vốn mua đất

Một hợp đồng chung vốn mua đất chuẩn xác cần có đầy đủ những nội dung như sau:

  • Thông tin của các bên tham gia góp vốn như họ và tên, chứng minh nhân dân/căn cước công dân, số điện thoại, địa chỉ liên hệ, hộ khẩu thường trú,…
  • Tổng giá trị vốn góp và tỷ lệ góp vốn của mỗi bên tham gia
  • Tài sản góp vốn (dưới các hình thức như tiền, vàng hoặc tài sản có giá trị tương đương)
  • Hình thức thanh toán (chuyển khoản, tiền mặt, tài sản, loại tiền tệ,…)
  • Cách giải quyết tranh chấp 
  • Mục đích góp vốn
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
  • Thời hạn góp vốn

Lưu ý khi kết hợp đồng góp vốn mua đất

Khi soạn thảo hợp đồng góp vốn mua đất, nhằm phòng tránh tối đa các rủi ro, các bên cần lập thành văn bản hoặc mang đến công chứng tại các văn phòng, cơ quan hành nghề công chứng. Nội dung của hợp đồng do các bên liên quan tự thỏa thuận nhưng không được trái với quy định về chữ viết, hình thức giao kết, nội dung giao kết… của Bộ luật Dân sự năm 2015. Đồng thời, khi soạn thảo hợp đồng, các bên tham gia cần lưu ý một số nội dung như sau:

Mức đóng góp cụ thể của từng bên

Các bên cần thỏa thuận rõ ràng mức đóng góp cụ thể của từng bên, phân chia lợi nhuận rõ ràng của mỗi bên được hưởng khi hợp tác đầu tư, kinh doanh. Thêm vào đó, hợp đồng phải có các điều khoản cụ thể để ràng buộc các bên tham gia và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình thực hiện hợp đồng, chỉ ra chính xác cơ quan nhà nước sẽ giải quyết tranh chấp khi xảy ra  mâu thuẫn.

Thỏa thuận kĩ các điều khoản liên quan đến tài chính

  • Thỏa thuận kỹ càng các điều khoản liên quan đến tài chính khi hợp tác và quá trình xử lý tài sản sở hữu chung, khai thác giá trị tài sản, nêu rõ về phương thức chấm dứt hợp tác và những lựa chọn xử lý tài sản khi hợp tác kết thúc.
  • Thỏa thuận rõ ràng về việc chỉ mua bán đất đáp ứng được đầy đủ các điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về dân sự, đất đai, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến góp vốn mua bán đất.
  • Khi thực hiện hợp đồng góp vốn mua đất, các bên tham gia vì không thể lường trước rủi ro, nên soạn thảo các quy định để bổ sung, sửa đổi hợp đồng nhằm cùng thỏa thuận về các vấn đề có thể sinh ra trong quá trình thực hiện hợp đồng,…

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” hợp đồng góp vốn mua đất”. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa

Hợp đồng hợp tác

Hợp đồng học việc

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488