Hợp đồng góp vốn thành lập công ty có phải công chứng

by Luật Đại Nam

Với nền kinh tế phát triển như hiện nay kéo theo đó thì nhu cầu thành lập công ty cũng ngày càng tăng theo. Tuy nhiên khi thành lập công ty thì cần phải tuân theo đúng quy định của pháp luật.

Thực tế thấy được rằng việc góp vốn để thành lập công ty hiện nay ngày càng nhiều và khi cá nhân hoặc tổ chức góp vốn để thành lập công ty thì thường lập hợp đồng góp vốn. 

Hợp đồng góp vốn

Có bắt buộc công chứng hợp đồng góp vốn thành lập công ty không?

Góp vốn là gì?

Góp vốn là một hoạt động diễn ra rất phổ biến trong đời sống hằng ngày việc góp vốn có thể là giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với doanh nghiệp hoặc là giữa các doanh nghiệp với nhau.

Mục đích của việc góp vốn rất đa dạng cụ thể như là góp vốn đầu tư, góp vốn thành lập công ty,…đặc biệt đối với các doanh nghiệp thì việc góp vốn có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát của doanh nghiệp.

Quy định về hợp đồng góp vốn

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật doanh nghiệp 2020 thì tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Như vậy khi góp vốn để thành lập công ty thì bên góp vốn có thể góp vốn bằng những tài sản theo quy định như đã nêu ở trên. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể góp vốn thành lập công ty mà chỉ những tổ chức, cá nhân không bị cấm góp vốn theo quy định của Luật doanh nghiệp thì mới có thể góp vốn thành lập công ty.

Mặt khác ở điểm a khoản 3 Điều 167 của Luật Đất đai 2013 có quy định về việc hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.

Theo đó có thể thấy rằng Luật doanh nghiệp hiện nay không có quy định về hợp đồng góp vốn mà chỉ quy định về tài sản góp vốn. Như vậy căn cứ theo những quy định trên thì thấy được rằng công chứng hợp đồng góp vốn thành lập công ty là không bắt buộc trừ trường hợp góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Tuy nhiên để tránh có những tranh chấp phát sinh sau này thì nên thực hiện việc công chứng hợp đồng góp vốn dù pháp luật hiện nay không bắt buộc.

Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh

Ở phần nội dung trên đã giải đáp được thắc mắc được quy định về việc công chứng hợp đồng góp vốn thành lập công ty. Nội dung này sẽ tư vấn quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Có thể hiểu hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hình thức đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm mục đích là hợp tác kinh doanh để phân chia lợi nhuận và việc phân chia sản phẩm.

Trong hợp đồng hợp tác kinh doanh thường có các nội dung như:

– Thông tin của hai bên trong hợp đồng cụ thể như tên công ty, trụ sở, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày cấp và nơi cấp, điện thoại, người đại diện, chức vụ.

– Nội dung thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác kinh doanh cần được thỏa thuận đầy đủ và chi tiết về các vấn đề như sau:

+ Mục tiêu hợp tác kinh doanh và phạm vi của việc hợp tác kinh doanh;

+ Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh cần ghi rõ thời gian cụ thể là bắt đầu từ ngày tháng năm nào và kết thúc vào ngày tháng năm nào;

+ Thỏa thuận về việc góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh;

+ Ban điều hành hoạt động kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kinh doanh, điều khoản chung và hiệu lực của hợp đồng;

– Sau khi thỏa thuận xong thì hai bên sẽ ký vào hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Như vậy khi lập hợp đồng hợp tác kinh doanh cần phải có những nội dung cơ bản như trên.

Mẫu hợp đồng góp vốn thành lập công ty TNHH

Nội dung cơ bản trong hợp đồng góp vốn thành lập công ty TNHH

Khi soạn thảo hợp đồng góp vốn thành lập công ty TNHH cũng tương tự như hợp đồng góp vốn thành lập các công ty khác cần có những nội dung như sau trong hợp đồng:

– Thông tin của bên góp vốn và của bên nhận góp vốn như họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú;

– Nội dung thỏa thuận: thỏa thuận về tài sản góp vốn; giá trị vốn góp; thời hạn góp vốn trong mục này cần thỏa thuận rõ về thời hạn góp vốn là bao lâu từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào;

– Thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng;

– Cam kết của các bên về việc thực hiện hợp đồng và hiệu lực của hợp đồng; cuối cùng hai bên sẽ ký vào hợp đồng.

Sau khi ký hợp đồng góp vốn thì bên góp vốn sẽ phải thực hiện góp vốn đầy đủ và đúng loại tài sản theo như đã thỏa thuận trong hợp đồng và sẽ được công ty cấp giấy chứng nhận đăng ký góp vốn.

Theo như nội dung đã phân tích ở trên thì hợp đồng góp vốn thành lập công ty TNHH có thể thỏa thuận về việc công chứng hoặc chứng thực giữa các bên, những căn cứ vào tài sản góp vốn nếu là quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

Như vậy công chứng hợp đồng góp vốn thành lập công ty TNHH cũng sẽ dựa vào sự thỏa thuận của các bên trừ trường hợp pháp luật bắt buộc phải công chứng trong một số trường hợp theo quy định.

Mẫu hợp đồng góp vốn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————–

HỢP ĐỒNG GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH

Hôm nay, ngày….tháng….năm….. tại địa chỉ………………………………, chúng tôi gồm có:

Bên góp vốn (sau đây gọi là bên A):

Ông (Bà):…………………………………………………………………………

Sinh ngày…………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số:………………..cấp ngày……./……./……..tại …………………..

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………

Bên nhận góp vốn (sau đây gọi là bên B):

Ông (Bà):…………………………………………………………………………

Sinh ngày……………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số:………………..cấp ngày……./……./……..tại ………………….

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………….

Các bên đồng ý thực hiện việc góp vốn với các thoả thuận sau đây :

Điều 1

TÀI SẢN GÓP VỐN

Tài sản góp vốn thuộc quyền sở hữu của bên A:

………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………….

 Điều 2

 GIÁ TRỊ GÓP VỐN

Giá trị tài sản góp vốn được các bên cùng thống nhất thoả thuận

là:………………………………………………………………………….

(bằng chữ:…………………………………………………….………………………………..)

Điều 3

THỜI HẠN GÓP VỐN

Thời hạn góp vốn bằng tài sản nêu tại Điều 1 là: …………………………… kể từ ngày ………./………./………..

Điều 4

MỤC ĐÍCH GÓP VỐN

Mục đích góp vốn bằng tài sản nêu tại Điều 1 là :

………………………………………………………………………………………………………..

Điều 5

PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

 Điều 6

 CAM ĐOAN CÁC BÊN

  1. Bên A cam đoan:
  2. Những thông tin về nhân thân, tài sản  đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;
  3. Tài sản góp vốn không có tranh chấp;
  4. Tài sản góp vốn không bị  cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật;
  5. Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
  6. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
  7. Các cam đoan khác…
  8. Bên B cam đoan:
  9. Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
  10. Đã xem xét kĩ, biết rõ về  tài sản góp vốn nêu trên và các giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu;
  11. Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
  12. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;
  13. Các cam đoan khác…                                                                      

Điều 7

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

  1. Các bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
  2. Hai  bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên

Hoặc chọn một trong các trường hợp sau đây:

– Hai  bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.

– Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.

– Hai bên đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.

– Hai bên đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.

– Hai bên đã nghe công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của công chứng viên.

– Hai bên đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đó hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

– Hai bên đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đó hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

– Hai bên đó nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đó hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

  1. Hợp đồng có hiệu lực từ: ……………………………………………….
 

 

 

Bên A

(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

   

 

                                                 

Bên B

(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Đăng ký trọn gói tại Luật Đại Nam bạn sẽ được những chuyên viên, luật sư dày dặn kinh nghiệm hỗ trợ nhiệt tình mọi vấn đề trước và sau khi thành lập doanh nghiệp.

 Yêu cầu tư vấn: 0975422489/0961417488

Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488