Hợp đồng kinh doanh giữa 2 cá nhân

by Ngọc Ánh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một loại hợp đồng phổ biến, thường gặp trong hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Vậy hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 cá nhân là gì? Đặc điểm của loại hợp đồng này thế nào? Hãy cùng Luật Đại Nam tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Hợp đồng kinh doanh giữa 2 cá nhân

Hợp đồng kinh doanh giữa 2 cá nhân

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015

Hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân là gì?

Theo quy định của pháp luật, hợp đồng hợp tác kinh doanh (gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. Như vậy, có thể hiểu hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân là việc một tổ chức hoặc cá nhân nào đó ký kết hợp đồng với một cá nhân khác  nhằm mục đích kinh doanh để cùng phân chia lợi nhuận. Đặc điểm của hợp đồng này là ít nhất một bên trong hợp đồng phải là cá nhân.

Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 cá nhân

Theo quy định tại Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. 2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.

Như vậy hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 cá nhân là sự thỏa thuận giữa hai cá nhân về việc cùng đóng góp tài sản; công sức để thực hiện công việc nhất định; cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định khác; thì một cá nhân hay một pháp nhân có thể trở thành thành viên mới của hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 cá nhân nếu được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.

Quyền và nghĩa vụ của thành viên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 cá nhân

Quyền và nghĩa vụ của thành viên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 cá nhân được quy định như sau:

  • Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.
  • Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác; giám sát hoạt động hợp tác.
  • Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.
  • Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.

Xác lập và thực hiện giao dịch dân sự trong hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 cá nhân

  • Trường hợp các thành viên hợp tác kinh doanh giữa 2 cá nhân cử người đại diện; thì người này là người đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  • Trường hợp các thành viên hợp tác kinh doanh giữa 2 cá nhân không cử ra người đại diện; thì các thành viên hợp tác phải cùng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Giao dịch dân sự do chủ thể quy định trên được xác lập; thực hiện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của tất cả thành viên hợp tác kinh doanh.

Xem thêm: Thẩm quyền ký hợp đồng theo ủy quyền

Rút khỏi hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 cá nhân

Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 cá nhân trong trường hợp sau đây:

  • Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác;
  • Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.

Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp; được chia phần tài sản trong khối tài sản chung; và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác; thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.

  • Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền; nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.

Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 510; thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng; và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan.

Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân

Để tránh nhầm lẫn với các loại Hợp đồng dân sự khác, các tổ chức cần lưu ý những đặc điểm của loại Hợp đồng này như sau:

  • Đối tượng của loại Hợp đồng này là những thoả thuận, cam kết dành cho cả hai bên.
  • Hợp đồng bắt buộc phải được soạn thảo thành văn bản. Điều này dựa vào pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ của hai bên chủ thể. Bản Hợp đồng phải được thành văn bản mới có hiệu lực.
  • Khi Hợp đồng được lập và có hiệu lực, hai bên tiến hành góp vốn, góp tài sản để thực hiện theo thỏa thuận ban đầu. Trong quá trình thực hiện, hai bên sẽ được hưởng lợi nhuận theo thỏa thuận ban đầu. Nếu phát sinh lỗ, chi phí lỗ sẽ do hai bên gánh chịu, căn cứ theo phạm vi đóng góp tài sản.
  • Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân sẽ tồn tại độc lập, không cần thành lập pháp nhân chung trong thời gian hợp tác. Điều này đồng nghĩa với việc hai bên cũng sẽ hoạt động độc lập theo vốn đầu tư ban đầu của mỗi người và tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của mình.

Chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với cá nhân

Căn cứ vào khoản 18, khoản 19 và khoản 20 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, chủ thể của Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với cá nhân có thể là những nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.

Hợp đồng BCC có thể có 02 hay nhiều bên chủ thể, tùy thuộc vào số lượng đại diện muốn tham gia hợp tác kinh doanh. Những chủ thể khi tham gia vào loại Hợp đồng này sẽ là những bên trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ được thỏa thuận trong Hợp đồng.

Dựa vào quy định của Luật Đầu tư năm 2020, các nhà đầu tư không phân biệt quốc tịch có thể trở thành chủ thể của Hợp đồng hợp tác kinh doanh, bao gồm:

  • Tổ chức/ cá nhân thực hiện kinh doanh, đầu tư. Bao gồm những nhà đầu tư trong nước/ ngoài nước và các tổ chức sở hữu vốn đầu tư từ nước ngoài.
  • Đối tượng có quốc tịch nước ngoài, tổ chức nước ngoài được thành lập theo Luật của quốc gia sở tại và đang thực hiện đầu tư tại Việt Nam.
  • Đối tượng mang quốc tịch Việt Nam, tổ chức không sở hữu vốn nước ngoài.

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 cá nhân mới nhất

Bạn đọc có thể tham khảo mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 cá nhân sau:

Chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 cá nhân

Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 cá nhân chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  • Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác;
  • Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
  • Mục đích hợp tác đã đạt được;
  • Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa 2 cá nhân; các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định tại Điều 509 của Bộ luật Dân sự.

  • Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Xem thêm: Nguyên tắc của việc thương thảo hợp đồng trong đấu thầu

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Hợp đồng kinh doanh giữa 2 cá nhân. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

Xem thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488