Hợp đồng kinh tế

by Ngọc Ánh

Hợp đồng kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng trong lĩnh vực kinh tế. Đây là một loại hợp đồng có tính chất thương mại, được sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Bài viết này sẽ giúp Quý bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm, phân loại, các quy định và quy trình thực hiện của hợp đồng này.

Khái niệm hợp đồng kinh tế là gì?

Khái niệm hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập ký kết, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các thỏa thuận khác có liên quan đến mục đích kinh doanh.

Hợp đồng kinh tế quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia nhằm xây dựng và thực thi kế hoạch của mình. Đây được coi là cầu nối giao kết giữa các chủ thể với nhau. Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề liên quan đến tính pháp lý của loại hợp đồng này.

Hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế

Phân loại hợp đồng kinh tế

Căn cứ vào nội dung của mối quan hệ kinh tế, hợp đồng được chia thành các loại sau:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Hợp đồng vận chuyển hàng hóa;
  • Hợp đồng xây dựng;
  • Hợp đồng trung gian thương mại: (Hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng môi giới thương mại, hợp đồng đại lý, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa);
  • Hợp đồng dịch vụ xúc tiến thương mại: Hợp đồng dịch vụ quảng cáo, hợp đồng dịch vụ trưng bày giới thiệu sản phẩm hàng hóa;
  • Hợp đồng tín dụng;
  • Hợp đồng bảo hiểm;
  • Hợp đồng trong lĩnh vực đầu tư: hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh…

Các quy định về hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế cũng là một loại hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự. Vì thế hợp đồng kinh tế phải được tạo lập và giao kết dựa trên pháp luật về hợp đồng thương mại, pháp luật về hợp đồng dân sự.

Đặc điểm của hợp đồng kinh tế

  • Mục đích: Gắn liền với hoạt động mua bán, sản xuất, trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể kinh doanh. Trong đó, bên ký hợp đồng phải có mục đích kinh doanh để sinh lợi nhuận. 
  • Chủ thể: Thường là các thương nhân. Bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, có đăng ký kinh doanh.
  • Đối tượng: Có thể là hàng hóa (động sản hoặc bất động sản), dịch vụ và các hoạt động sinh lợi khác.
  • Nội dung: Tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận, các điều khoản này xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên giao kết hợp đồng.

Điều kiện có hiệu lực hợp đồng kinh tế

Để hợp đồng kinh tế có hiệu lực, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần đảm bảo những nội dung sau:

+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập.

+ Chủ thể tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện.

+ Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

+ Hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp luật có quy định.

Nội dung của hợp đồng kinh tế

Khi giao kết hợp đồng, các doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau để tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có:

Doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức tùy vào quy định của từng loại hợp đồng. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho các bên cũng như căn cứ pháp lý cần thiết hợp đồng kinh tế nên được ký kết bằng văn bản (văn bản truyền thống, văn bản điện tử).

Bên cạnh đó, nội dung của hợp đồng cần đảm bảo bao gồm các điều khoản sau đây:

  • Ngày, tháng, năm ký hợp đồng; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên, họ, tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh;
  • Đối tượng của hợp đồng tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận;
  • Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc;
  • Giá cả;
  • Bảo hành;
  • Điều kiện nghiệm thu, giao nhận;
  • Phương thức thanh toán;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng;
  • Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng;
  • Các thỏa thuận khác.

Trong đó, 4 điều khoản đầu là điều khoản chủ yếu của các hợp đồng kinh tế. Các điều khoản khác liên quan trực tiếp đến đặc điểm của từng loại hợp này cũng là điều khoản chủ yếu của loại hợp đồng.

Cần thể hiện căn cứ trên hợp đồng ?

Việc nêu đúng căn cứ pháp lý giúp các bên áp dụng đúng các quy định có liên quan trong quá trình các bên thực hiện các thỏa thuận trong hợp đồng.

Vấn đề đặt ra: Trong trường hợp các bên đưa các căn cứ pháp lý không đúng trong hợp đồng thì như thế nào? Trong hợp đồng các bên căn cứ vào Bộ luật dân sự, trong khi theo phạm vi, đối tượng điều chỉnh, chủ thể và các yếu tố khác của hợp đồng thì phải căn cứ vào Luật Thương mại thì khi xảy ra tranh chấp giữa các bên, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ không áp dụng căn cứ sai đó. Các cơ quan tài phán (trọng tài hoặc tòa án) sẽ áp dụng đúng các quy định của pháp luật mà giải quyết, tuyệt nhiên không theo phần căn cứ trong hợp đồng mà các bên đưa ra.

Điều này cho thấy: Bên nào nhận định và áp dụng các căn cứ pháp lý không đúng đó sẽ bị chịu thiệt thòi. Do đó, việc nhận thức đúng đắn và vận dụng đúng các quy định pháp luật về hợp đồng là rất quan trọng đối với doanh nghiệp.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ” hợp đồng kinh tế “. Bên cạnh đó còn có một số vấn đề pháp lý có liên quan. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành.

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488- 0975422489

– Hotline: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM

Thuế GTGT quý 1 2022 có được gia hạn

Thuế GTGT phải nộp

Thuế GTGT ra đời năm nào?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488