Hợp đồng thế chấp tài sản

by Thuỳ Trang

Hợp đồng thế chấp tài sản là một hợp đồng được lập ra để cá nhân hay tổ chức nào đó muốn thế chấp tài sản của mình. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về Mẫu hợp đồng thế chấp tài sản ở bài viết dưới đây.

Hợp đồng thế chấp tài sản là gì?

Theo điều 317 Bộ luật dân sự 2015: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)

Tài sản thế chấp do bên thế chấp cầm giữ hoặc do cả hai bên thỏa thuận giao cho một bên thứ 3 nắm giữ. Tài sản thế chấp có thể là động sản hoặc bất động sản.

Hợp đồng thế chấp tài sản là hợp đồng được xác lập để ghi nhận lại việc thế chấp giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Hợp đồng thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản.

Hình thức của hợp đồng thế chấp tài sản

Về nguyên tắc, hợp đồng thế chấp có thể được giao kết dưới nhiều hình thức, miễn là các bên có thể chứng minh được quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp sau này, hợp đồng thế chấp tài sản vẫn nên lập thành văn bản, có thể là văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính (hợp đồng tín dụng). Nhưng trường hợp này thế chấp bằng tài sản người khác nên phải lập thành văn bản riêng.

Việc xác định hợp đồng thế chấp có bắt buộc phải công chứng, chứng thực hay không phụ thuộc vào đối tượng thế chấp và được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng thế chấp tài sản

Chủ thể của hợp đồng thế chấp là các bên tham gia hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm gồm bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Cụ thể, bên thế chấp tài sản là người thứ ba thế chấp bảo đảm cho bên có nghĩa vụ.

Chủ thể của thế chấp tài sản phải có đầy đủ các điều kiện mà pháp luật đã quy định đối với người tham gia giao dịch dân sự nói chung.

Mẫu hợp đồng thế chấp tài sản

Tải Mẫu hợp đồng thế chấp tài sản tại đây

Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng thế chấp tài sản

Thứ nhất, nội dung của văn bản thế chấp được lập riêng phải phù hợp với hợp đồng chính vì văn bản riêng này được coi như hợp đồng phụ, hiệu lực của nó phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính.

Thứ hai, các bên có thể thỏa thuận dùng toàn bộ hoặc một phần tài sản để thế chấp.

– Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

– Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp.

– Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp.

– Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Thứ ba, hợp đồng thế chấp phải ghi rõ phạm vi bảo đảm để xác định các bên dùng tài sản để bảo đảm cho một phần hay toàn bộ khoản nợ để khi yêu cầu kê biên xử lý tài sản bảo đảm trả nợ thì có thể xác định được phạm vi.

Thứ tư, hợp đồng thế chấp rất dễ bị tuyên vô hiệu vì nhiều lý do khác nhau. Trên thực tế vì “bên thứ ba” không có nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng vay mà họ chỉ có trách nhiệm, nghĩa vụ từ hợp đồng thế chấp tài sản của chính mình.

Thứ năm, đối tượng định đoạt tài sản chung là bất động sản thì phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình. Việc ký kết hợp đồng thế chấp và phụ lục hợp đồng thế chấp phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong việc định đoạt tài sản chung của hộ gia đình. Cụ thể, đối với chủ thể sử dụng đất là hộ gia đình, quyền tài sản chỉ hình thành khi tất cả thành viên của hộ gia đình đều đồng thuận, không thể xác định từng phần tài sản của mỗi người trong khối tài sản chung. Việc định đoạt tài sản chung mà không có đủ tất cả các thành viên sẽ không làm phát sinh hiệu lực với bất kỳ giao dịch nào vì lúc này quyền tài sản chưa được xem toàn vẹn để thực hiện.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng tại Luật Đại Nam

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung hợp đồng
  • Phân tích rủi ro và thẩm định hợp đồng trước khi ký kết, sau khi ký kết.
  • Soạn thảo hợp đồng, rà soát các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận trước khi ký kết theo yêu cầu.
  • Tư vấn, đại diện theo ủy quyền tham gia thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
  • Biên dịch các văn bản hợp đồng và hồ sơ pháp lý liên quan.
  • Các dịch vụ tư vấn luật khác có liên quan đến hợp đồng.

Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!

Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.

– Yêu cầu tư vấn: 0967370488/0975422489

– Yêu cầu dịch vụ: 02462.544.167

– Email: luatdainamls@gmail.com

XEM THÊM:

hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh

Mẫu Hợp đồng đặt cọc mua đất

Mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý

Mẫu hợp đồng mua bán tài sản

đồng sửa chữa nhà ở

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Contact Me on Zalo
0967370488