Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế nhưng không hoạt động với vai trò chủ yếu là phát triển kinh tế mà là tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần ổn định chính trị-xã hội. Do vậy mà mô hình hợp tác xã càng trở nên được ưu tiên khuyển khích phát triển ở Việt Nam. Chính vì vậy, bài viết sau đây, Luật Đại Nam xin hỗ trợ thắc mắc về Hợp tác xã là gì?
Nội Dung Chính
Căn cứ pháp lý
- Luật hợp tác xã năm 2012
- Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật hợp tác xã
Hợp tác xã là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Hợp tác xã là một mô hình tổ chức kinh tế phổ biến từ lâu và được khuyến khích phát triển ở Việt Nam, tồn tại song hành cùng với các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.
Theo Điều 29 Luật Hợp tác xã 2012, cơ cấu tổ chức hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
Đặc điểm của hợp tác xã
Hợp tác xã có đặc điểm:
- Là tổ chức kinh tế tự chủ, hoạt động mang tính xã hội cao. Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính trong phạm vỉ vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật. Tính chất xã hội trong hoạt động của hợp tác xã thể hiện ở sự tương trợ giúp đỡ Nà lẫn nhau giữa các xã viên cũng như Ở việc thực hiện một số chức năng xã hội của hợp tác xã;
- Có số lượng xã viên không thấp hơn số lượng xã viên tối thiểu quy định trong Luật hợp tác xã năm 2012 cũng như trong điều lệ mẫu của hợp tác xã trong từng ngành kinh tế;
- Người lao động tham gia hợp tác xã vừa góp vốn, vừa góp sức. Góp vốn là nghĩa. vụ bắt buộc của xã viên khi gia nhập hợp tác xã còn góp sức không phải là nghĩa vụ bắt buộc. Làm việc cho hợp tác xã là quyền được ưu tiên đối với xã viên. Mức độ góp sức của xã viên phụ thuộc vào phương thức hợp tác trong hợp tác xã cũng như khả năng của mỗi xã viên;
- Sở hữu của hợp tác xã là sở hữu tập thể;
- Xã viên tham gia quản lí hợp tác xã theo nguyên tắc dân chủ và bình đẳng.
Ưu nhược điểm của hợp tác xã
- Hợp tác xã là mô hình tổ chức kinh tế mà có thể thu hút được nhiều thành viên tham gia, tạo điều kiện phát triển cho việc sản xuất, kinh doanh của những cá thể riêng lẻ, thể hiện tính xã hội cao.
- Việc quản lý hợp tác xã được thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng, nên không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn, đóng góp nhiều hay đóng góp ít, các xã viên vẫn được bình đẳng trong việc biểu quyết, quyết định các vấn đề của hoạt động của hợp tác xã.
- Thành viên trong hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào hợp tác xã. Trường hợp này, trách nhiệm hữu hạn tạo điều kiện cho cho các xã viên có thể yêu tâm cùng đầu tư, sản xuất, kinh doanh tránh được tâm lý lo lắng rủi ro khi tham gia vào hợp tác xã.
Nhược điểm của hợp tác xã
- Do cơ chế bình đẳng, dù đóng góp được nhiều hay ít vốn thì đều có quyền quyết định như nhau đối với vấn đề của hợp tác xã, nên mô hình hợp tác xã thường không thu hút được thành viên đóng góp được nhiều vốn, vì thành viên tham gia hợp tác xã sẽ cảm thấy quyền lợi về việc quyết định không phù hợp với số vốn mà mình đã góp.
- Số lượng thành viên tham gia hợp tác xã thường rất đông nên sẽ có nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp trong quá trình quản lý hợp tác xã.
- Nguồn vốn của hợp tác xã thường được huy động chủ yếu từ nguồn vốn góp từ các thành viên và có tiếp nhận thêm các khoản trợ cấp, hỗ trợ từ Nhà nước và các tổ chức khác, nhưng qua đó cũng cho thấy khả năng huy động vốn không cao so với các hình thái kinh tế khác.
Hợp tác xã có tư cách pháp nhân không?
Theo định nghĩa về hợp tác xã tại khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 đã khẳng định hợp tác xã có tư cách pháp nhân.
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Để một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 Bộ luật Dân sự 2015;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Điều kiện làm thành viên hợp tác xã
Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật;
- Cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.
- Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
- Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
- Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 và điều lệ hợp tác xã;
- Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
Khi nào chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã?
Theo Điều 16 Luật Hợp tác xã 2012, Tư cách thành viên bị chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
- Thành viên là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị kết án phạt tù theo quy định của pháp luật;
- Thành viên là hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; thành viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản; hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
- Hợp tác xã bị giải thể, phá sản;
- Thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã;
- Thành viên, hợp tác xã thành viên bị khai trừ theo quy định của điều lệ;
- Thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề: Hợp tác xã là gì?. Nếu có vấn đề gì mà bạn còn vướng mắc, liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Luật Đại Nam – Trao uy tín nhận niềm tin!
Liên hệ Hotline Luật Đại Nam để được tư vấn chuyên sâu nhất.
– Yêu cầu tư vấn: 0975422489 – 0961417488
– Yêu cầu dịch vụ: 0975422489 – 0967370488
– Email: luatdainamls@gmail.com
XEM THÊM
- Quy định về vốn điều lệ của hợp tác xã.
- Thành lập công ty tại Quận Đống Đa
- Thành lập công ty tại huyện Ba Vì